Thực trạng biến đổi khí hậu Việt Nam và #5 báo động đỏ

Báo động biến đổi khí hậu Việt Nam và hậu quả khó lường

Đăng bởi thoai linh vào lúc 26/04/2022

Con người ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung gây nên. Cuộc sống dần bị đảo lộn, tương lai không thể tốt đẹp như chúng ta mong đợi. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa biến đổi khí hậu. Liệu mỗi cá nhân có thể chung tay? Hãy đọc tiếp bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi tiêu cực của 5 hệ thống khí hậu, đó là: sinh quyển, khí quyển, băng quyển, thủy quyển, thạch quyển. Diễn ra trong hiện tại và tương lai. Nguyên nhân tạo nên biến đổi khí hậu là do chịu sự tác động của cả nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo qua hàng triệu năm.

Biến đổi khí hậu là một trong các thách thức lớn nhất, khiến không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải "đau đầu". Nó đe dọa an ninh khu vực, toàn cầu và làm suy giảm những thành quả phát triển quan trọng của con người.

biến đổi khí hậu là gì

Nội dung tiếp theo, Bao Bì Xanh sẽ nói cho bạn biết Việt Nam phải đổi mặt gì từ biến đổi khí hậu.

2. Những biểu hiện của biến đổi khị hậu ở Việt Nam

2.1. Nhiệt độ trung bình tăng cao

Dễ cảm nhận thấy Việt Nam ngày một nóng. Chính xác chúng ta đang phải chịu đựng nhiệt độ trung bình ngày càng tăng cao do sự nóng lên của bầu khí quyển.

nhiệt độ cao

2.2. Hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi

Biến đổi khí hậu khiến nhiều nơi ở Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán và có xu hướng gia tăng. Đe dọa cuộc sống của người dân và sinh vật. 

Vào năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghìn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích thiệt hại hoàn toàn.Những loại cây trồng chủ lực của nước ta như hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng bị ảnh hưởng. Kéo theo năng suất cây trồng giảm khoảng 50%, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người trồng. hạn hán

2.3. Lượng mưa tăng giảm thất thường

Không chỉ hạn hán mà biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây nên những thất thường về lượng mưa. Thay vì chỉ mưa vào một số mùa nhất định trong năm thì các cơn mưa trái mùa xuất hiện với tần suất khá nhiều, gây lũ lụt nghiêm trọng tới cuộc sống và môi trường. 

Những năm gần đây, mưa ở miền trung khá bất thường, có năm rất nhiều như 2020, có năm rất ít như năm 2018 - 2019. Năm 2016 xuất hiện đợt mưa tuyết chưa từng gặp ở nước ta, đỉnh Ba Vì - Hà Nội, rừng quốc gia Vụ Khoang - Hà Tĩnh cũng có tuyết - điều chưa từng được ghi nhận trước đây.

lượng mưa

2.4. Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương

Biểu hiện tiếp theo đó là sự dâng cao của mực nước biển do băng tan. Theo NASA, đến năm 2100 thì mực nước biển tăng lên từ 0,3 – 1,2m.

Ngoài ra, lượng khí CO2 do con người thải ra ngày một nhiều, đi vào tầng khí quyển dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương. Mỗi năm đại dương hấp thụ 2 tỷ tấn CO2.

2.5. Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan

Biến đổi khí hậu kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa bão, lốc xoáy, mưa đá, hiện tượng EL NINO,…Chẳng hạn như năm 2017, nhiều cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão).

2. Thực trạng & giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.

Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. 

Cụ thể, thực trạng biến đổi khí hậu Việt Nam là:

2.1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải. Theo kịch bản, nếu mực nước biển dâng cao 1m, thì 9% hệ thống  đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ, 4% hệ thống đường sắt sẽ bị ảnh  hưởng. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 28% đường quốc lộ và 27%  đường tỉnh lộ của cả nước. Ngoài ra còn phải kể đến các tỉnh ven biển miền Trung và đống bằng sông Hồng.

ảnh hưởng tới giao thông

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển đô thị, các khu công nghiệp và nhà ở, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương và từng vị trí theo địa hình phân bố. Nghiên cứu tổng thể cho thấy khu vực ven biển chịu tác động chính của bão, vùng miền núi chịu tác động của lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, vùng trung du và đồng bằng chủ yếu là ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá.

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác tại Việt Nam

- Đối với công nghiệp, các hoạt động chế biến những sản phẩm nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ tăng cao, từ đó tăng tiêu thụ năng lượng kéo theo nhiều hoạt động khác tăng theo như tăng công suất nhà máy phát điện, tăng sử dụng các thiết bị làm mát, ảnh hướng tới an ninh năng lượng quốc gia.

ảnh hưởng tới nông nghiệp

Và các khu công nghiệp ven biển cũng sẽ bị ngập nếu mực nước biển tăng cao 1m,mức thấp nhất trên 10% diện tích, mức cao nhất khoảng 67% diện tích.

- Đối với bình đẳng giới, công việc của phụ nữ, nữ giới là nhóm dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu Việt nam. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, kinh tế hộ gia đình và vấn đề di cư. Dễ thấy điều này xảy ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển, khu vực nông thôn.

2.2. Giải pháp chống biến đổi khí hậu Việt Nam đã và đang thực hiện

Sự thật, Việt Nam chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, nếu không sớm có các biện pháp tích cực, tương lai sẽ khó lường. Do đó, Việt Nam từ lâu đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một Bên tham gia UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.

Mới đây, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu dài hạn là hạn chế nhất tính chịu tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu

Theo đó, kế hoạch sẽ là tăng khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái. Và lồng ghép linh hoạt những thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng dự thảo Đề cương chi tiết Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Thật khó để ngăn chặn hoàn toàn biến đổi khí hậu Việt Nam, là một cá nhân sống và làm việc tại mảnh đất hình chữ S, bạn cũng có thể chung tay cùng đất nước. Qua đó, hãy hạn chế tăng lượng khí thải, tắt sử dụng điện khi không cần thiết và bảo vệ môi trường sinh thái. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
Zalo
Hotline