Trái cây là thứ quả thơm ngon và bổ dưỡng cho mọi người. Ai cũng biết cách để mua nhưng lại không biết cách bảo quản trái cây như thế nào và đang vô tình khiến mình lãng phí tiền bạc.
Bạn có đồng ý với tôi rằng đã không ít lần bạn phải đổ, bỏ một vài loại trái cây do sai cách bảo quản khiến chúng hư, hỏng rất nhanh?
Cứ ngỡ rằng cách giữ trái cây tươi lâu sẽ rất phức tạp và cầu kỳ. Nhưng...thực ra kéo dài sự tươi ngon của trái cây lại vô cùng đơn giản.
Để biết cách bảo quản trái cây lâu hư hơn, việc bạn cần làm bây giờ là đọc bài viết ngày bên dưới và nhận về những thông tin bổ ích.
I. Cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh
1. Chọn mua quả chất lượng tươi ngon
Việc đi mua chọn quả là yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn bảo quản trái cây được lâu.
Bởi ngay từ khâu ban đầu đã không đảm bảo chất lượng, thì dù kỹ thuật bảo quản có chuẩn đến đâu cũng không giữ trái cây tươi lâu được.
Cách bảo quản trái cây
Một vài lưu ý trong cách chọn quả ngon như sau:
- Một vài loại quả khi chín tự nhiên thường có mùi thơm dịu nhẹ, bạn có thể dựa vào đặc điểm này. Trong khi với quả chín ép lại không có mùi.
- Hình dạng bên ngoài của trái cây còn nguyên vẹn, không có vết xước, đốm lạ, màu sắc tươi, không héo.
- Quả cầm chắc tay, ấn vào không quá mềm (đối với quả vốn tươi là cứng), hoặc bấm nhẹ vào đầu cuống quả, ngửi vào có mùi thơm thì chọn mua.
Sau khi đã tự tay chọn được trái cây tươi, ngon, tiếp theo là mang về nhà và thực hiện cách giữ trái cây tươi lâu!
2. Cách bảo quản khi cho trái cây vào tủ lạnh
a. Làm sạch
Nhiều người có thói quen rửa sạch trái cây trước khi cho vào tủ lạnh. Vì cho rằng rửa là cách để làm sạch bụi, vi khuẩn bên ngoài vỏ.
Cách bảo quản hoa quả tươi lâu
Nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng không nên mang trái cây đi rửa vì thực tế bên ngoài trái cây có tồn tại một lớp kháng thể tự nhiên giúp bảo vệ quả trước sự lây lan của vi khuẩn gây hại. Đặc biệt lưu ý với những quả có lớp vỏ mỏng như táo, xoài, nho, dâu tây,...Khi nào cần ăn ngay thì mới đem đi rửa.
Tóm lại, cách làm sạch an toàn mà hiệu quả để bảo quản trái cây trong tủ lạnh là bạn dùng khăn giấy lau sạch lớp vỏ. Khi lau cần nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước.
b. Lựa chọn dụng cụ bảo quản trong tủ lạnh
Bạn có thể để nguyên trái rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Nhưng tốt hơn hết hãy bỏ chúng vào dụng cụ bảo quản để trông gọn gàng hơn và không ảnh hưởng từ đồ ăn khác.
- Dùng hộp nhựa: những chiếc hộp nhựa với hình dạng và dung tích đa dạng đủ để đựng mọi loại trái cây. Nhưng cũng đảm bảo phù hợp với diện tích của tủ lạnh.
Hộp nhựa đựng trái cây ngày nay được làm bằng chất liệu nhựa nguyên sinh PET hoặc PP, được chứng nhận an toàn sức khỏe người dùng. Có phải bạn đang nghĩ nhựa sẽ ảnh hưởng đến môi trường, phải không?
Trước những độc hại của nhựa, hộp nhựa nguyên sinh đã cải tiến rất nhiều. Có thể tái sử dụng, rửa rồi dùng lại rất tiện lợi.
Ngoài ra, cũng có nhiều màu sắc để bạn lựa chọn. Góp phần tăng tính thẩm mỹ, nhìn vào rất bắt mắt, tươi ngon, không còn là hộp nhựa đơn thuần.
Đừng bỏ qua: Chọn hộp đựng thực phẩm bằng chất liệu nào: Nhựa, Thủy tinh hay Inox
- Giấy báo: dùng giấy báo có sẵn, bạn hãy cẩn thận bọc kín từng loại trái cây riêng biệt. Lớp giấy này vừa bảo vệ lớp vỏ tránh bị dập, hạn chế tình trạng hút nước, giúp trái cây lâu hư hơn.
- Túi lưới: đây cũng là một dụng cụ lưu trữ và bảo quản hoa quả thuận tiện. Bạn có thấy ở siêu thị, người ta hay dùng túi lưới để đựng cà chua không? Chính là nó.
Vì cà chua dễ héo, nhanh hỏng nên nhờ vào tác dụng của túi lưới là duy trì được độ thông thoáng, giúp bề mặt trái cây tiếp xúc với không khí lạnh mà không bị bí bách. Do đó, hiện nay bên cạnh hộp nhựa, túi nhựa cũng rất phổ biến trong từng gia đình.
- Hộp thủy tinh: một vật liệu gia dụng quen thuộc nữa là thủy tinh. Hộp thủy tinh bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh, rất sạch sẽ. Tuy cầm nặng tay và dễ vỡ. Nhưng bảo quản tốt trái cây, không những thế còn có thể là cách bảo quản trái cây lâu chín.
- Dùng túi nilong: nilong thì nhà nào cũng có, và bạn có thể dùng nó để bảo quản trái cây khi cho vào tủ lạnh. Nhưng cần tạo các lỗ thủng thoáng khí trên bao (khoảng 15 - 20 lỗ tùy vào kích thước), tạo điều kiện thích hợp giúp bảo quản tốt hơn trong môi trường lạnh. Tái chế túi nilong đựng trái cây cũng là cách bảo vệ môi trường.
Không chỉ có thể áp dụng tại nhà, mà những cách thức như trên cũng có thể trở thành cách bảo quản trái cây kinh doanh để trái cây lâu hư, buôn bán thuận lợi.
c. Cách bảo quản trái cây đã cắt
Một vài bạn lại muốn bảo quản trái cây gọt vỏ rồi cắt bỏ vào tủ lạnh. Với cách này thì bạn có thể rửa sạch trước với nước. Loại bỏ phần hư nếu có, sau đó đem toàn bộ trái cây đã cắt cho vào hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh.
Tuy nhiên vì đã cắt, không còn lớp vỏ bảo vệ, nên để lâu trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp sẽ hút nước, khiến hoa quả, trái cây mất ngon và hỏng nhanh.
Trên đây là những cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh, nhưng trường hợp bạn không có tủ lạnh, phải làm sao? Hãy đọc tiếp để vẫn giữ trái cây tươi ngon ngay cả khi bạn không có tủ lạnh nhé!
II. Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh
Khi không có tủ lạnh, đầu tiên bạn hãy sơ chế trái cây như nhặt bỏ những trái hư dập, phần héo úa thì vứt đi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước muối pha loãng rồi ngâm trong 5 phút rồi để ráo nước, không nên ngâm lâu quá vì dễ làm quả hư thối.
Bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh như sau
- Bơ: dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần quả để ngăn không khí và vi khuẩn xâm nhập. Đây là cách bảo quản trái cây lâu chín. Hạn chế tình trạng bơ chín nhanh nhưng lại hỏng, thâm bên ngoài, thối bên trong. Giúp chất lượng bên trong bơ vẫn đẹp mắt và tuyệt nhiên không bị đắng khi ăn. Nhờ đó trong cách làm kem bơ Đà Lạt, ly kem sẽ trở có màu sắc đẹp và hương vị tươi ngon.
- Chuối: là loại quen vô cùng quen thuộc, dường như có mặt trong mọi nhà. Bổ dưỡng, thơm ngon nhưng lại nhanh hư. Vì thế, bảo quản chuối thế nào để không bị thâm vỏ? Khi thấy chuối vừa chín, bạn lấy giấy ăn hoặc màng bọc rồi bọc kín phần cuống. Dù là bảo quản qua đêm thì chuối vẫn không bị thâm, độ tươi giữ được khoảng 1 tuần đó.
Hoặc treo chuối lên, chọn nơi thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao, hạn chế đặt trong bếp, gần bếp gas, đảm bảo bạn có thể thưởng thức chuối lâu hơn, mà không lo phải vứt bỏ chúng vì nhanh hư quá.
Bảo quản chuối thế nào để không bị thâm vỏ
- Nho: đây là loại trái cây được người Việt ưa thích. Không có tủ lạnh bảo quản. Bạn có thể bỏ nho vào 1 hộp nhựa cứng, lót 2 đến 3 lớp giấy ăn rồi chia nho thành nhiều chùm nhỏ, lần lượt đặt các chùm nho vào hộp, để nơi thoáng mát, tránh nắng và dùng dần trong 1,5 - 2 tuần là được.
- Dưa hấu: loại quả này chứa nhiều nước nên khi bảo quản không có tủ lanh, bạn cần lấy màng bọc thực phẩm hoặc túi nilon sạch bọc kín nếu chưa muốn ăn ngay. Với cách này, bạn có giữ độ tươi ngon cả trong và ngoài quả dưa lâu hơn nhiều.
III. Lưu ý khi bảo quản trái cây
a. Chỉ cho vào tủ lạnh khi quả đã chín
Mặc dù tủ lạnh giữ được độ tươi ngon của quả, nhưng lại kìm hãm quá trình chín tự nhiên của chúng.
Do đó nếu bạn cứ đưa hết mọi thứ vào tủ lạnh, chính là đang tự tay làm trái cây mất ngon.
- Có một vài loại trái cây không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh. Đôi khi không nên áp dụng cách bảo quản hoa quả trong tủ lạnh với chúng. Chẳng hạn như cà chua, dưa hấu...vì nhiệt độ quá thấp sẽ khiến chúng bị mất nước, dẫn đến hỏng nhanh hơn. Mà phương pháp bảo quản không có tủ lạnh tôi đã đề cập phía trên.
- Loại nào nhiều đường hay cấu tạo mềm như bơ, chuối. Nếu bạn muốn bảo quản trong tủ lạnh, hãy đợi chúng chín rồi mới đưa vào ngăn mát nhé.
b. Không để các thực phẩm hay các loại trái cây đè lên nhau
Đặt trái cây xếp chồng lên nhau trong tủ lạnh nghe có rất hợp lý, lại tiết kiệm diện tích nữa chứ.
Nhưng có thể bạn không biết, việc làm này chỉ làm chúng nhanh hư mà thôi. Lực tác động sẽ khiến trái cây bị dập. Làm lây lan tình trạng hư thôi qua các loại lân cận.
c. Để ở nơi dễ thấy
Cuối cùng, bạn nên phân loại và để tách biệt trái cây mới mua về và trái cây đã bảo quản trước đó.
Theo đó, bạn nên xếp trái cây cũ lên trước, rồi đặt trái cây mới mua ra sau cùng. Cứ thế bạn vừa tiêu thụ hết lượng hoa quả đã mua trước đó, vừa bảo quản trái cây mới.
Ngoài ra, hành động này còn giúp bạn phát hiện được trong những quả đã bảo quản trước đó, có quả nào hư hỏng hay không, rồi sớm loại bỏ.
Mỗi người cần nạp vitamin từ trái cây mỗi ngày, nên để đảm bảo vừa ăn ngon lại không phí tiền, bạn nhất định phải biết cách bảo quản trái cây đó nhé! Mong rằng với bài viết này, bạn có thể áp dụng và giúp cuộc sống của mình đơn giản hơn rất nhiều.