In lụa là gì? Làm sao để hiểu rõ in lụa như một chuyên gia?

Những điều cần biết về công nghệ in lụa trên bao bì sản phẩm

Đăng bởi Hưng Vibe vào lúc 08/05/2021

In lụa là gì? Kỹ thuật in bao bì này có ưu điểm gì nổi bật? Nên sử dụng công nghệ in này đối với những sản phẩm nào? Cùng tìm hiểu từ A – Z qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Trong rất nhiều công nghệ in ấn bao bì hiện nay, in lụa với giá thành rẻ được xem là kỹ thuật thông dụng nhất, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi có nhu cầu in bao bì sản phẩm.

1. Giới thiệu sơ lược về in lụa

Những vật dụng bạn dùng hằng ngày, chẳng hạn như ly thủy tinh, ốp điện thoại, ví da… với hình ảnh, họa tiết, chữ viết rất bắt mắt, ấn tượng. Và để in được những hình ảnh như vậy lên sản phẩm, in lụa là công nghệ được các xưởng dùng nhiều nhất. Vậy bạn có thắc mắc kiểu in này là gì và nguồn gốc từ đâu?

1.1. In lụa là gì?

In lụa còn được gọi là in lưới, là một kỹ thuật in ấn phổ biến nhất hiện nay. Tên gọi này được lấy từ chính tên của khuôn in làm bằng lụa. Sau này, người ta dùng tới các vật liệu khác như vải, kim loại để thay thế lụa nên được gọi với tên là in lưới.

khuôn in bằng lụa

Khuôn in bằng lụa

1.2 Đặc điểm của in lưới

Kỹ thuật này được hoạt động dựa trên nguyên lý của sự thẩm thấu mực. Khi mực được đưa vào khuôn in thì sẽ được xử lí qua bộ phận lưỡi dao cao su. Nhờ áp lực của dao gạt mà một phần mực in được thấm qua lưới và in lên vật liệu.

Nhờ nguyên lí hoạt động này, in lụa có thể áp dụng cho nhiều dạng vật liệu khác nhau hoặc thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, mang lại độ chính xác cao hơn so với các kiểu in thông thường khác.

Tuy nhiên, công nghệ in lụa vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế như quy trình in vẫn mang tính chất thủ công nên bản in không đẹp, sắc nét bằng kiểu in offset hay kỹ thuật số. Chưa kể trong quá trình in cần sự tỉ mỉ của bàn tay người thợ nên thường có tốc độ chậm, khó đáp ứng nhu cầu số lượng lớn trong thời gian ngắn.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật in flexo và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng in flexo

1.3. Nguồn gốc và lịch sử của in lụa

Bạn sẽ bất ngờ bởi in lưới đã xuất hiện từ lâu, khoảng 1 ngàn năm trước, con người đã dùng những sợi tơ kéo căng cố định trên khung gỗ, dùng keo hồ chát lên và phơi khô, để hở vài khoảng trống rồi phết mực lên nhằm sao chép chữ hoặc hình ảnh.

Phương pháp này được người Trung Quốc sử dụng để ghi chép chữ lên giấy làm tấu sớ, truyền lệnh hoặc văn thơ. Sau đó, kỹ thuật này được người châu Âu biết tới và cải tiến mang lại nhiều thành tựu lớn trong in lưới, có thể kể đến là:

+ Năm 1870, nhiều nghiên cứu dùng vải tơ làm lưới in được tiến hành tại Pháp và Đức.

+ Năm 1907, Samuel Simo (nước Anh) đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.

+ Năm 1914 John Pilsworth (Mỹ) đã phát minh phương pháp in lưới nhiều màu.

+ Tới năm 1925, in lưới được sử dụng để in trên đa dạng các chất liệu như giấy, bìa, vải, thủy tinh, kim loại, da…

In lưới trên bàn thủ công

In lưới trên bàn thủ công

Riêng tại Việt Nam, phải tới vào khoảng những năm 1950, in lưới mới được du nhập vào Việt Nam từ Pháp, chủ yếu được ứng dụng để in trên vải, giấy và chai lọ…

Và cho tới ngày nay, in lụa vẫn luôn được sử dụng phổ biến tại nhiều xưởng in với 3 phương pháp chính: in lưới trên bàn thủ công, in lưới bằng máy cơ khí, in lưới bằng máy in tự động. Nhờ đó, đáp ứng được về cả chất lượng lẫn số lượng.

2. Tìm hiểu 6 bước của quy trình in lụa

Cho dù các xưởng in sử dụng phương pháp in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy in hiện đại thì kỹ thuật in ấn này cũng phải trải qua 6 công đoạn chính sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị khuôn in

Đầu tiên, cần chuẩn bị một khuôn in lưới để làm khuôn. Khung in có hình chữ nhật, có thể làm bằng gỗ hoặc nhôm, được rửa và phơi sạch sẽ.

Bước 2: Chụp phim

Tiếp đến, tiến hành chụp phim bằng đèn. Khâu này bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như phim chụp, bàn chụp, khung chụp bản, keo chụp bản…

Bước 3: Pha mực

Tiếp theo là pha mực. Mực in lên sản phẩm phải phù hợp với từng chất liệu được in, nhất là đối với bao bì đựng thực phẩm thì mực cần đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe con người.

Pha chế mực in

Pha chế mực in

Bước 4: In thử sản phẩm

Cho mực lên máng và quét lên lưới cho đều 2 mặt và sấy khô. Sau đó dán phim lên mặt ngoài của lưới, dính chặt 4 góc bằng băng dán, lấy tấm kính ép phim vào lưới và đem phơi ngoài ánh nắng mặt trời trong 2 – 3 phút hoặc phơi bằng máy.

Bước 5: In sản lượng

Sau khi kiểm tra chất lượng bản in thử, nếu sản phẩm đạt chất lượng và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn yêu cầu thì tiến hành in liên tục theo số lượng mong muốn.

Bước 6: Rửa khung

Cuối cùng, sau khi in ấn đủ sản lượng và phơi xong thì tiến hành gỡ phim, đi rửa thật kỹ và vệ sinh sạch để chuẩn bị cho lần in sau.

Sau khi tường tận về khái niệm in lụa là gì, cũng như quy trình thực hiện. Tiếp theo, cùng khám phá ưu nhược điểm để hiểu rõ hơn về công nghệ in ấn hiện này này

3. Đánh giá những ưu điểm của công nghệ in lụa

Như đã thấy, phương pháp in lưới phải trải qua những quy trình nhất định và không hề đơn giản. Thế nhưng nó vẫn luôn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi có nhu cầu in bao bì. Sở dĩ như vậy là do kỹ thuật in này mang lại nhiều ưu điểm tuyệt vời sau:

3.1. In được trên nhiều chất liệu khác nhau

in lụa đa dạng chất liệu

Ưu điểm đầu tiên khiến kỹ thuật in lụa luôn ưu tiên lựa chọn là vì nó cho phép in ấn trên nhiều chất liệu khác nhau. Bao gồm chất liệu có bề mặt nhẵn hay thô ráp, cứng hay mềm, dày hay mỏng… đều dễ dàng in được.

Không giống với các kỹ thuật in khác, thậm chí in lưới còn có thể áp dụng tốt trên các chất liệu có khả năng thay đổi liên tục về mặt hình dạng, ví dụ như nilon, vải…
In được nhiều hình dạng, kích thước khác nhau

Một ưu điểm nữa khó lòng bỏ qua ở phương pháp in lưới này chính là không bị giới hạn về độ dày và hình dạng của vật thể in. Hay nói một cách khác, dù vật liệu in mỏng hay dày bao nhiêu thì bạn vẫn có thể sử dụng kiểu in này được.

Ngoài ra, phương pháp in này cũng không bị hạn chế về hình dáng của vật liệu in. Cụ thể, in lụa có thể dễ dàng thực hiện trên vật liệu có hình dáng tròn, cong, hay vô định hình.

3.2. Khuôn in dùng cho nhiều loại vật liệu

Khuôn in sử dụng trong công nghệ in lưới là loại làm bằng tơ lụa. Thông thường, với mỗi khuôn in chỉ sử dụng được 1 mẫu in. Thế nhưng điểm đặc biệt là khuôn in này có thể áp dụng cho nhiều loại vật in khác nhau.

Ví dụ như chỉ với 1 khuôn in, bạn có thể dùng để in trên ly giấy, vừa có thể in trên ly thủy tinh, ly sứ… hoặc các sản phẩm khác. Vì vậy, với 1 khuôn in bạn có thể sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mình.

3.3. Không bị hạn chế về màu sắc in

Cuối cùng, in lưới có thể chủ động về màu sắc vì nó không bị giới hạn về hệ màu. Đồng thời, khuôn in sử dụng trong in lưới có thể dùng để in ra nhiều màu. Do đó, bạn sẽ sở hữu được những thành phẩm với màu sắc đa dạng nhất. 

4. Tổng hợp các ứng dụng của in lưới trong đời sống hiện nay

Như đã nói ở trên, in lụa có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in từ vải, nhựa, thủy tinh cho đến kim loại, gỗ, giấy, thậm chí là các sản phẩm đã gia công. Chính vì vậy, công nghệ in ấn này được sử dụng phục vụ cho nhiều lĩnh vực đời sống như:

4.1. In bao bì sản phẩm

Có thể nói, ứng dụng đầu tiên của in lưới chính là dùng để in các hình ảnh, chữ viết, thông tin… lên các loại bao bì đựng thực phẩm như ly, cốc, chai, chén, túi… Đặc biệt, có thể dùng cho mọi chất liệu bao bì giấy, in hình logo lên thủy tinh, nhựa, sứ, kim loại.

In lụa trên ly nhựa

In lụa trên ly nhựa

4.2. In ấn trong ngành thời trang

Một ứng dụng khá hay nữa của in lưới là thường được sử dụng để in các hình ảnh yêu cầu lên các loại áo chất liệu vải như áo thun, áo đồng phục, áo khoác… Hoặc in lên các sản phẩm da như dày da, cặp da, ví da…

4.3. Các sản phẩm lĩnh vực khác

Ngoài các ứng dụng kể trên, in lưới cũng được sử dụng để in các sản phẩm khác như thiệp cưới, danh thiếp, phong bì… Đặc biệt, nó còn là kỹ thuật in bổ sung trong các công đoạn in sản phẩm đã gia công như như in thẻ cào, ốp điện thoại...

5. Vậy khi nào nên sử dụng in lụa trên bao bì sản phẩm?

in lụa bao bì sản phẩm

So với các phương pháp in ấn khác thì in lưới vẫn được sử dụng phổ biến hơn nhờ mức giá rẻ, in nhanh với thành phẩm đầu ra ở mức chất lượng tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào in lụa cũng tốt và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Bởi vì kiểu in lụa này vẫn có những nhược điểm riêng. Nếu không biết cách ứng dụng đúng cách, đúng nhu cầu, rất có thể . Vì vậy, chỉ nên chọn phương pháp in lụa trong những trường hợp sau: 

  • Bạn cần in thông tin, hình ảnh chất lượng khá nhưng giá thành lại rẻ và tiết kiệm nhất có thể.
  • Logo, hình in lên bao bì đơn giản về màu sắc (thường 1 màu) và không có quá nhiều chi tiết rườm rà, phức tạp.
  • Bạn in số lượng lớn nhỏ lẻ nhưng muốn thành phẩm vẫn đảm bảo sắc nét, màu chân thực so với bản thiết kế gốc.

Nếu thỏa mãn những trường hợp trên thì in lụa sẽ là phương pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp bạn vừa tiết kiệm chi phí lại vừa sở hữu được những sản phẩm bao bì bắt mắt, nổi bật.

Hi vọng bài viết trên đây, Bao Bì Xanh đã giúp bạn định nghĩa được in lụa là gì và có cái nhìn rõ ràng hơn về công nghệ in lụa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Từ đó có thể biết được liệu sản phẩm của doanh nghiệp mình có thích hợp sử dụng phương pháp in ấn này hay không! Chúc các bạn thành công!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
Zalo
Hotline