Bạn là doanh nghiệp và đang phân vân không biết chọn kỹ thuật in ấn nào phù hợp với sản phẩm bao bì của mình? Vậy thì cùng tìm hiểu các kỹ thuật in hiện nay cũng như ưu nhược điểm của từng loại để có lựa chọn đúng nhất nhé!
In ấn đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh các loại sản phẩm cần sử dụng bao bì đựng. Bởi lẽ việc in ấn hình ảnh, thông tin hay logo lên bao bì sản phẩm còn là cách quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng.
I. Những điều cần biết về 5 phương pháp in ấn hiện đại nhất hiện nay
Hiện nay, có 5 kỹ thuật in ấn được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động in bao bì. Mỗi kỹ thuật sẽ có nguyên lí hoạt động cũng như ưu nhược điểm khác nhau. Trước khi tìm kiếm công nghệ in phù hợp, cùng hiểu rõ về từng kỹ thuật in này nhé.
1. In lụa
In lụa (hoặc in lưới), đây là tên gọi được đặt xuất phát từ khuôn in sử dụng là làm bằng tơ lụa. Kỹ thuật in ấn này có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và được sử dụng phổ biến cho tới ngày nay.
Kỹ thuật in lụa
Trước đó, kỹ thuật này được người Trung Quốc dùng để chép chữ lên giấy, vải nhằm làm các tờ tấu, sớ, thơ văn… Tới năm 1925, in lưới được người Châu Âu được ứng dụng để in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại… Theo thời gian, in lưới ngày càng được cải thiện, có thể in trên nhiều vật liệu khác nhau.
Kỹ thuật in lưới được thực hiện dựa trên nguyên lý thẩm thấu mực. Cụ thể, khi mực được đưa vào khung in thì chỉ một phần được thấm qua lưới in và in lên vật liệu in. Điều đặc biệt là trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Ứng dụng:
- In trên áo thun, in áo đá banh, áo đồng phục, in thẻ cào, in phủ UV cục bộ,…
- Được sử dụng in ấn bao bì nhựa, in trên chai, ly, chén, dĩa,...
- Ngoài ra, in lụa còn ứng dụng rất phổ biến trong kỹ thuật in thiệp cưới hoặc các sản phẩm da thời trang như bìa da, sổ da, cặp da…
2. In Offset công nghệ in bao bì phổ biến
In Offset là kiểu in mà các phần tử in (hình ảnh, chữ) được ép lên các tấm cao su (tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên vật liệu cần in. Đây là kỹ thuật sử dụng máy in hiện đại, có thể đáp ứng nhu cầu in nhanh với số lượng lớn.
Khác với in lụa, in offset hoạt động dựa theo nguyên lí in phẳng. Theo đó, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá nhằm tạo các phần tử in bắt mực và không in thì bắt bước. Và hình ảnh trên khuôn in bắt buộc phải là hình ảnh thuận.
Ứng dụng:
- Dùng in các loại ấn phẩm báo chí, tạp chí, sách báo,…
- In ấn phẩm văn phòng như phong bì, thư gửi, danh thiếp, ấn phẩm khác,..
-Làm công nghệ in bao bì nhựa (ly nhựa, ly giấy…), decal, túi giấy, hộp giấy, hóa đơn, menu…Xem chi tiết về nguồn gốc, giá cả máy in ly giấy
- In lịch năm mới, in bao lì xì, các loại thiệp, thẻ giấy, cataloge, brouchure,…
In offset in ấn bao bì
3. Công nghệ in bao bì Flexo
In flexo là phương pháp in ấn trực tiếp, có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau như giấy, decal, vải, màng kim loại, nilon, thủy tinh, tôn, thép, carton… Đây là công nghệ in bao bì được nhiều nhà sản xuất sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Điểm nhấn khác biệt của flexo so với các kỹ thuật khác nằm chính ở nguyên lý cấp mực in và tạo hình ảnh. Theo đó, mực in sẽ được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox (trục kim loại) có bề mặt được khắc lõm. Khi in, mực sẽ lọt vào các ô lõm và in lên vật liệu.
Đặc biệt, khi sử dụng công nghệ flexo máy sẽ bế tự động ngay sau quá trình in. Hiểu một cách đơn giản, hệ thống này có thêm chức năng bóc rời các phần dư thừa của sản phẩm, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu nhất cho nhà sản xuất.
In ấn bao bì
Ứng dụng:
- Dùng in label, sticker, tem, nhãn, mác dán trên chai nhựa, ly nhựa …
- In túi giấy, vỏ thùng carton, hộp giấy…
- In màng ép ly, màng bọc thực phẩm, decal…
4. Kỹ thuật in ống đồng
In ống đồng còn được gọi với tên khác là in lõm, là công nghệ in sử dụng tới trục in được mạ đồng có độ dày khoảng 10 microns, các phần tử in (chữ viết, hình ảnh) được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in.
Do là phương pháp in lõm nên nguyên lí hoạt động của in ống đồng khá phức tạp. Khi in lên vật liệu sẽ diễn ra theo 2 quá trình sau:
+ Giai đoạn 1: Mực được cấp lên bề mặt khuôn in. Tiếp theo, người ta sẽ nhúng trục in được mạ đồng vào máng mực. Và dĩ nhiên, sẽ có phần mực tràn vào các chỗ lõm của phần tử in.
+ Giai đoạn 2: Mực ở phần tử không in sẽ được dao gạt mực gạt sạch, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ lõm (phần tử in) sẽ truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu.
Kỹ thuật in ống đồng
Ứng dụng:
- Làm công nghệ in bao bì nhựa đựng xà bông, nước rửa chén, bao bì nước xả…
- In bao bì đựng bánh kẹo, mứt, cà phê, trà…
- In decal, tem, in ấn bao bì nhựa như in cuộn màng nhựa ép ly trà sữa…
5. Kỹ thuật in kỹ thuật số
Trong tất cả các công nghệ in, in kỹ thuật số (hay ditigal) được xem là kiểu in hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp in ấn này được thực hiện dựa trên nền tảng kỹ thuật số, các hình ảnh được gửi trực tiếp đến máy in và in ra lập tức với số lượng yêu cầu.
Nguyên lí hoạt động của in kỹ thuật số là dựa vào sự tự động hóa của máy móc, chỉ cần nạp hình ảnh vào máy in, máy sẽ tự phân tích và xử lý, pha màu và tiến hành in ra sản phẩm một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian.
Ứng dụng:
- In tờ rơi, biển quảng cáo, poster, in thiệp, danh thiếp…
- In áo thun, áo phông, các bản thiết kế thời trang
- In UV, chuyển nhiệt và phun trên kính, gỗ tạo ra tranh treo tường
- Ngoài ra, người ta còn sử dụng để in ốp lưng điện thoại, ly thủy tinh, bể cá, vỏ máy lọc nước…
II. So sánh ưu nhược điểm của các kỹ thuật in ấn: Nên chọn kiểu in nào?
Có thể thấy mỗi phương pháp in ấn trên đều có nguyên lí và cách hoạt động khác nhau. Vậy nên chọn phương pháp in bao bì nào tốt nhất? Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và đưa ra lựa chọn đúng, cùng xem qua bảng so sánh cụ thể dưới đây trước nhé!
Tiêu chí |
In lụa |
In Offset |
In Flexo |
In ống đồng |
In kỹ thuật số |
Loại chất liệu in được |
In được trên mọi vật liệu chỉ cần có mực in phù hợp |
Ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng |
In được trên mọi bề mặt bao gồm cứng, mềm, hấp thụ hay không hấp thụ |
In được trên các vật liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẻo, màng kim loại,… |
In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu. |
Chất lượng thành phẩm in |
Bản in không đẹp, sắc nét bằng in offset hay in kỹ thuật số |
Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ |
Bề mặt in dễ bị lem hoặc dính mực không đều |
Cho chất lượng hình ảnh tốt, sắc nét |
Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset |
Tốc độ in ấn |
Mang tính thủ công nên tốc độ in chậm hơn |
Tốc độ in nhanh với số lượng lớn |
Tốc độ in nhanh, đáp ứng tiến độ in lớn |
Tốc độ in cực nhanh |
Tốc độ chậm hơn in offset |
Số lượng sản phẩm in |
Phù hợp in số lượng ít, khó đáp ứng in nhanh với số lượng nhiều. |
Phù hợp in số lượng lớn, không sử dụng cho số lượng in nhỏ lẻ. |
Phù hợp in số lượng lớn |
Phù hợp in số lượng lớn |
Phù hợp in số lượng ít, không phù hợp để in số lượng lớn |
Giá thành in |
Chi phí in thấp |
Chi phí in cao |
Chi phí in cao |
Chi phí ban đầu cao |
Chi phí in thấp |
3. Tiêu chí chọn các kỹ thuật in ấn phù hợp, hiệu quả cao
Qua bảng so sánh trên, có thể nhận thấy mỗi công nghệ in đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điều này rất khó để nhiều người lựa chọn được kiểu in tối ưu cho sản phẩm của mình.
Vậy làm thế nào để chọn phương pháp in ấn mang lại hiệu quả tốt nhất? Thực tế, hầu hết các xưởng in hiện nay đều dựa vào những tiêu chí dưới đây:
+ Dựa vào chất liệu cần in: Với mỗi chất liệu như giấy, thủy tinh, nhựa… nhà sản xuất sẽ ứng dụng phương pháp in ấn phù hợp nhất. Ví dụ, nếu bạn có ý định in ly thủy tinh thì kỹ thuật in lụa sẽ thích hợp nhất. Ngược lại, nên chọn in flexo nếu in decal.
Dựa vào chất liệu in
+ Dựa vào số lượng cần in: Tùy vào số lượng sản phẩm cho 1 lần in là bao nhiêu mà quyết định đến kiểu in. Ví dụ, in số lượng nhỏ thì in lưới, in kỹ thuật số sẽ tối ưu chi phí nhất. Ngược lại, muốn in số lượng lớn với tiến độ nhanh thì in offset là tốt nhất.
+ Các yếu tố khác: Ngoài ra, các yêu cầu khác về số lượng màu in, thời gian in… cũng là yếu tố để các xưởng in cân nhắc và tư vấn cho bạn loại kiểu in tốt nhất.
Trên đây là 5 kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay cũng như ưu nhược điểm của từng loại. Hi vọng rằng bạn đã có thông tin cơ bản để chọn được kiểu in phù hợp. Trong trường hợp vẫn băn khoăn chưa có lựa chọn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và gợi ý tốt nhất nhé.