Cứ tưởng rằng kinh doanh nước ép trái cây rất dễ, nhưng hóa ra không phải vậy. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, rất có thể sẽ thua lỗ rất nhanh. Nhất là với những bạn đang ấp ủ dự định mở quán nước ép lại càng cần tích lũy nhiều kiến thức.
Hơn thế nữa, bạn có biết, quầy nước ép trái cây tự nhiên đang là xu hướng trong thời đại ngày nay.
Một nghiên cứu nói rằng, 35% số người thường xuyên sử dụng nước ngọt đóng chai sẵn mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Trong số đó có khoảng 5% mắc các loại ung thư khác nhau. Trước những nguy cơ độc hại từ thức uống đóng chai, lại thêm dịch bệnh Covit, người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các loại sinh tố, nước ép hoa quả có lợi hơn cho sức khỏe.
Vì vậy, hiện nay các quán nước ép từ nhỏ tới lớn, ngày càng nở rộ trên các cung đường, tuyến phố. Không chỉ ở các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn,mà nhiều tỉnh thành khác cũng "mọc lên như nấm". Đặc biệt, với thời tiết nóng bức kéo dài thì nước trái cây giải nhiệt hoàn hảo.
Rõ ràng, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này là vô cùng cao. Không thể không học hỏi kinh nghiệm và tham khảo nhiều nguồn. Để thành công từ ban đầu, những gì bạn cần làm lúc này là đọc ngay nhưng thông tin chia sẻ bên dưới!
1. Mở quán nước ép trái cây cần chuẩn bị những gì?
1.1. Vốn mở quán nước ép trái cây
Khi mở quán nước ép, bạn sẽ cần phải chi ra nhiều khoản. Đó là những khoản chi cho mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu, nhân sự và marketing.
Bên dưới là chi phí bạn có thể tham khảo:
- Chi phí mặt bằng: 5 - 10 triệu
- Cơ sở vật chất: 10 - 20 triệu
- Nguyên vật liệu: 5 – 7 triệu
- Nhân sự: 6 triệu
- Marketing: 10 triệu
- Dự trù: 5 triệu
Chi phí trên chỉ mang tính chất tương đối cho quán nước ép vừa và nhỏ có 5 – 10 bàn, có 2 – 3 nhân viên phục vụ. Số tiền này cũng có thể ít hơn nếu bạn mở quán take away hay tại nhà. Và cũng có thể nhiều hơn nếu quyết định mở rộng quy mô.
Dẫu sao thì bạn cũng cần phải nhớ rằng, quán nước ép không quan trọng mặt bằng như thế nào. Điểm mấu chốt nằm ở nguyên liệu ngon và tạo thức uống bắt trend.
Nếu bạn quyết định kinh doanh nước ép xe đẩy thì chỉ cần đầu tư 1 chiếc xe đẩy, mua một vài nguyên liệu và vật dụng cần thiết là có thể kinh doanh được.
1.2. Mở quán sinh tố, nước ép trái cây có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Nếu bạn mở quán kinh doanh nước ép trái cây trên mặt bằng cố định thì phải đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Thực hiện đóng thuế theo quy định. Nếu bạn kinh doanh dạng xe đầy thì có bỏ qua bước này.
Ngoài giấy phép kinh doanh, bạn nên sở hữu thêm giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này sẽ tạo niềm tin cho khách hàng khi đến quán.
1.3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Mô hình kinh doanh này phát triển mạnh mẽ vào thời điểm hè, thời tiết oi nóng.. Đó là lúc khách hàng tìm kiếm những loại nước giải khát mát lạnh mà vẫn tốt cho sức khỏe. Vì thế, nên cân nhắc mở quán vào thời điểm vàng nói trên. .
Nhưng không tránh khỏi sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ. Bạn sẽ phải đối mặt với những cửa hàng lớn, nhỏ trước đó. Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
- Quán của họ có ưu nhược điểm gì?
- Cách phục vụ và vận hành ra sao?
- Khách hàng của họ là ai?
- Vì sao khách hàng lại lựa chọn quán đó
- Nếu bạn mở quán, bạn phải làm gì để thu hút khách tới quán của mình?
Khi đã có lời giải đáp chi tiết cho từng câu hỏi, bạn sẽ càng biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì để kinh doanh thành công quán nước ép trái cây.
1.4. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Bạn đã biết khách hàng mình hướng đến là ai?
Xác định đối tượng mục tiêu cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng. Bởi điều này ảnh hướng rất nhiều đến phong cách, thiết kế logo, chính sách giá, marketing của bạn sau này.
Tuy mặt hàng nước ép thích hợp với mọi lứa tuổi, nhưng không vì thế mà bỏ qua bước xác định tập khách hàng ổn định.
1.5. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Có thể bạn không biết, mở cửa hàng nước ép trái cây có thành công hay không, phụ thuộc nhiều vào công đoạn lựa chọn mặt bằng.
Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn:
- Nếu khách hàng nhắm đến là những người trẻ, làm văn phòng, bạn có thể lựa chọn mặt bằng tại các khu tập trung cao ốc, công sở nơi có mật độ công ty nhiều.
- Đối với đối tượng học sinh, sinh viên thì địa điểm gần các khu kí túc xá, các khu chợ mua sắm, trường học sẽ thuận lợi buôn bán.
- Bạn cũng có thể chọn lựa các khu vực gần dân cư, giao thông thuận tiện, có chỗ để xe để mọi người tiện ghé ngồi uống tại quán hay mua mang về.
1.6. Trang trí quán nước ép, sinh tố trái cây
Sau khi đã có mặt bằng phù hợp, bạn tiến hành trang trí quán nước ép
- Trang trí quán: Không gian cần có sự thoáng mát, kết hợp với nhiều hình vẽ, hình ảnh như tranh tường, cây cối, hoa quả nhiều màu sắc. Màu sắc nên có sự tươi mát như màu xanh lá, để tạo cảm giác mát mẻ cho khách hàng và đúng với tiêu chí của kinh doanh nước ép hoa quả.
- Trang trí xe đẩy sinh tố, nước ép: Với mô hình kinh doanh xe đẩy, khâu trang trí không cần cầu kỳ. Bạn nên trưng bày trái cây tươi ngon bắt mắt để thu hút khách hàng. Khách hàng thường có thói quen nhìn vào quầy hoặc xe xem có loại trái cây nào rồi mới gọi đồ uống.
1.7. Chuẩn vị dụng cụ, vật dụng, thiết bị cho cửa hàng nước ép trái cây
Chuẩn bị đầy đủ dụng vụ và vật dụng cần thiết cũng quan trong để vận hành quán suôn sẻ.
- Bàn ghế nhựa : 10 cái bàn + 50 cái ghế: Khoảng 3-5 triệu
- Ly nhựa (mang đi hoặc dùng tại quán), ống hút: Khoảng 2 triệu
- Tủ trưng bày trái cây: 2-3 triệu
- Tủ lạnh, tủ mát: 5 – 10 triệu tùy từng loại
- Máy xay sinh tố, máy ép trái cây: Khoảng 3 – 10 triệu tùy theo thương hiệu
Trên đây là những khoản chi phí cố định cho thiết bị, vật dụng. Nếu chỉ kinh doanh dạng xe đẩy vỉa hè, thì mức giá như thế nào?
Loại xe |
Giá xe |
Xe sinh tố nước ép 1m2 |
6.500.000 đ |
Xe sinh tố nước ép 1m4 |
7.000.000 đ |
Xe sinh tố nước ép 1m5 |
7.500.000 đ |
Xe sinh tố nước ép 1m6 |
8.000.000 đ |
1.8. Chuẩn bị menu quán nước ép trái cây
Lựa chọn nên có món nào trong menu cũng rất quan trọng. Để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, bạn cần có 2 nhóm sau:
- Nhóm nước ép: làm từ hoa quả tự nhiên nhất, có nhiều chất xơ lại không có chất bảo quản, dễ uống nên được mọi người ưa thích, đặc biệt là phái nữ. Menu nên có các vị như chanh leo, dưa hấu, dứa, ổi, táo, cần tây, cóc, cà rốt…
- Nhóm sinh tố: Loại đồ đồ uống thơm ngon kết hợp với đá, sữa và một số thành phần khác. Có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon. Các vị sinh tố hay được ưa chuộng mà quán của bạn nên có: bơ, xoài, mãng cầu, chanh tuyết, chanh leo tuyết
1.9. Định giá menu đồ uống
Dựa vào giá thành thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng mục tiêu để bạn nghiên cứu và đưa ra mức giá bán thích hợp.
-Với những khách hàng như học sinh, sinh viên có mức thu nhập trung bình, việc bạn chọn giá bán thấp sẽ hợp lý hơn.
- Đối với nhóm khách có mức thu nhập cao hơn, và yêu thích những thức uống có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bạn có thể định mức chúng cao hơn để phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.
1.10. Chuẩn bị kế hoạch marketing quán nước ép, sinh tố
Đăng ký các gian hàng trên nền tảng gọi món trực tuyến đang rất phát triển. Khách hàng cũng chuộng hình thức take away như vậy. .
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi như giảm giá, mua x tặng y hoặc các combo theo tuần, theo tháng. Kế hoạch marketing cho quán nước ép là để thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu hoặc để khuyến khích khách hàng quay trở lại cho các lần tiếp theo.
Bên cạnh đó, một hình thức khác mà bạn có thể cân nhắc. Ngày nay, khách hàng thường đọc các bài viết của food blogger, reviewer trên mạng xã hội. Vì thế bạn có thể làm việc với những người ấy để để quảng báo hình ảnh quán của bạn.
2. Kinh nghiệm kinh doanh quán nước ép trái cây
Không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm khi bắt đầu kinh doanh. Ngay cả với mô hình mở quán nước ép sinh tố trái cây cũng vậy. Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh.
2.1. Cách quản lý nhân viên
Đối với những quán nước ép quy mô nhỏ, bạn có thể thuê nhân viên part-time làm theo ca, mức lương trung bình tùy thuộc vào thành phố. Nếu là thành phố lớn, mức lượng có thể là 20 – 25k/h. Nếu thành phố nhỏ, tiền lương sẽ ở mức 15 - 18k/h. Nếu mô hình nhỏ hơn, bạn có thể làm một mình, thì có thể cắt giảm khoản này để tiết kiệm chi phí.
Trong quá trình làm việc với nhân viên, bạn nên sử dụng thêm phần mềm quản lý để tiện theo dõi, tránh thất thoát doanh thu.
2.2. Cách quản lý nguyên vật liệu quán nước ép
Trái cây là mặt hàng dễ hư hỏng, để tồn đọng quá lâu sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận. Ngoài ra, việc không lên định lượng, tính toán số lượng cần mua trong từng thời điểm cũng sẽ khiến cho việc thống kê chi phí lãi lỗ trở nên khó khăn.
2.3.. Liên kết bán hàng với các ứng dụng giao đặt hàng trực tuyến
Đăng kí gian hàng trực tuyến trên GrabFood, Baemin, ShopeeFood sẽ giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Rất nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp đều lựa chọn kinh doanh nước ép trái cây. Bởi lẽ số vốn bỏ ra không nhiều, lượng khách hàng lớn. Không cầu kỳ trong pha chế. Lĩnh vực kinh doanh này đem lại lợi nhuận cao và ít rủi ro hơn những ngành hàng khác.