Mở quán phở cần chuẩn bị những gì? Chi tiết và mới nhất 2022

Đăng bởi Bình Minh vào lúc 25/06/2020

Phở là món ăn tiêu biểu của ẩm thực Việt. Kinh doanh món ăn này đang ngày càng nở rộ. Nhưng muốn thành công không phải là điều dễ dàng. Bạn có ý định start –up với món Phở này và chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy mở quán phở cần chuẩn bị những gì? Cần chú ý các yếu tố nào để tránh gặp phải những thất bại? Cùng tìm hiểu tất cả ngay dưới đây nhé!

chuan bi khi mo quan

Quán phở

1. Xác định vốn và mục tiêu kinh doanh

Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi mở quán phở cần những gì chính là nguồn vốn. Hãy cân nhắc chính xác số tiền bạn có thể bỏ ra cho việc mở quán phở là bao nhiêu: 100 triệu, 200 triệu hay 400 triệu... Từ đó lên kế hoạch phân chia lượng vốn cho các khoản chi tiêu cần thiết. Cụ thể như:

+ Chi phí cố định: Tiền đặt cọc và thuê mặt bằng, tiền thi công, trang trí quán, tiền nội thất, bàn ghế…

+ Chi phí duy trì: Tiền thuê nhân công, tiền điện nước, tiền nguyên liệu, tiền pháp lý, tiền chi cho quảng cáo…

von trong kinh doanh

Mở quán phở cần bao nhiêu vốn

Sau khi đã xác định xong lượng vốn và phân chia một cách hợp lý thì bạn phải đi đến xác định mục tiêu kinh doanh. Bạn cần đặt ra mục tiêu doanh thu cho quán theo từng tháng. Có mục tiêu rõ ràng sẽ có động lực để tiến tới. Tuy nhiên, mục tiêu phải phù hợp với tiềm lực của bản thân nhé.

2. Tìm kiếm địa điểm mở quán

Sau khi đã xác định được ngân sách, điều tiếp theo bạn cần đó chính là tìm kiếm địa điểm, mặt bằng cho quán phở của mình. Đây là bước quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công hay thất bại.

dia diem kinh doanh

Thực tế, rất nhiều người đã sai lầm khi không đặt nặng yếu tố vị trí quán khi kinh doanh. Bởi đồ ăn ngon nhưng quán lại nằm ở vị trí hẻo lánh thì cũng rất ít khách tìm đến. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng.

Tốt nhất, khi mở quán phở nên lựa chọn các vị trí đông dân cư, gần các tòa văn phòng, khu trường học hoặc khu dân cư. Bạn cũng cần chú ý giao thông thuận lợi, tốt nhất là đặt quán nằm ở mặt đường, dễ di chuyển.

3. Hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan

Để đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của cửa hàng, các bạn nên chủ động tiến hành hoàn thiện những thủ tục pháp lý cần thiết như xin giấy phép kinh doanh, có hợp đồng thuê mặt bằng rõ ràng. Không nên coi thường bước này nếu bạn xác định phát triển thương hiệu lâu dài.

giay to

Mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không

Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký với các cơ quan chức năng thì đều được pháp luật bảo vệ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn yên tâm mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bất cứ vấn đề gì khác có thể xảy ra.

4. Xác định phong cách quán và thiết kế quán phở phù hợp

Bạn cần định hình phong cách thiết kế mà quán hướng tới: Là kiểu hiện đại châu Âu hay cổ điển, đơn giản… Chỉ khi lựa chọn được phong cách chính mới tạo sự xuyên suốt và rõ ràng khi thiết kế quán. Tránh tình trạng nửa vời, kết hợp nhiều yếu tố khiến nhà hàng trở nên bị rối.

phong cach quan

Thiết kế quán phở bình dân hay sang trọng?

Bên cạnh đó, hãy cân nhắc rõ khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới là ai? Độ tuổi bao nhiêu? Làm công việc gì? Thu nhập như thế nào?

Sau khi xác định khách hàng mục tiêu cụ thể. Dựa vào điều này sẽ giúp bạn biết mình nên đầu tư mô hình quán phở hiện đại hay như thế nào để có cách trang trí hợp gu khách. Đồng thời đưa ra menu, định ra giá bán phù hợp nhất. Một lưu ý nhỏ là giá thành còn phải dựa trên giá thực phẩm, tiền lương nhân viên,v.v.

5. Chuẩn bị nguyên liệu, các vật dụng cần thiết cho quán

Sau khi đã định hình được phong cách thiết kế và bắt tay vào thực hiện. Một khâu quan trọng không thể bỏ qua chính là bước chuẩn bị nguyên liệu, đồ đạc cần thiết. Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không dễ như bạn nghĩ. Tham khảo ngay nhé!

Nhóm vật dụng nhà bếp

Đây là nhóm vật dụng đầu tiên rất quan trọng sẽ theo bạn trong suốt thời gian dài. Chính vì vậy, hãy đầu tư về chất lượng.

+ Quầy bếp

+ Bếp, nồi nấu

+ Khay để gia vị

+ Tủ lạnh

+ Máy hút khói

+ Vật dụng phụ: Chén, dao, thớt, muỗng…

Trong nhóm những vật dụng này, bạn nên chú trọng đầu tư bộ nồi phở. Bởi vì nó chính là dụng cụ chứa đựng tinh hoa của bát phở

Bạn có thể tùy thuộc vào quy mô quán và ngân sách của mình để lựa chọn mua 1, 2 hay 3 nồi trong bộ nồi nấu phở hoặc tăng/ giảm dung tích phù hợp cho quán ăn.

Kinh doanh phở không hề giống với việc chúng ta nấu phở ăn ở nhà. Mà trong buôn bán, đầu bếp vừa phải đảm bảo được chất lượng vừa phải đảm bảo số lượng tối đa bát phở phục vụ mỗi ngày. Nếu không tính toán cẩn thận, nước phở có thế hết trong khi đang phục vụ khách hàng hoặc thời gian chuẩn bị nước phở quá lâu, khiến khách chờ đợi quá lâu, khiến họ không hài lòng và bỏ đi, từ đó quán phở có thể mất khách.

Bởi vậy, bạn cần chọn nồi nấu phở đảm bảo 2 tiêu chí: chất lượng lâu dài và có khả năng ninh nấu tốt. Chiếc nồi này sẽ hút hết những tinh hoa trong xương, tạo nên một nồi nước phở ngon lành. Đồng thời, thời gian chuẩn bị nước phở cũng trở nên nhanh chóng, rút ngắn thời gian phục vụ khách, mang đến sự thành công cho quán.

a. Nhóm vật dụng phục vụ

Nhóm đồ đạc tiếp theo bạn cần chuẩn bị cho việc phục vụ và khách sẽ tiếp xúc trực tiếp. Cách bạn lựa chọn các vật dụng này chính là cách thực khách đánh giá về dịch vụ quán phở của bạn. Bao gồm các đồ sau:

+ Khay bưng đồ: Là sản phẩm để nhân viên dễ dàng mang đồ ăn cho khách. Thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự. Hạn chế trường hợp rơi vỡ như khi bưng trực tiếp.

+ Menu quán phở: Nên đầu tư thiết kế thực đơn đẹp mắt, ghi tên hấp dẫn, có bảng giá chi tiết.

+ Tô đựng: Nếu bạn kinh doanh quán phở cho khách dùng tại quán, tô đựng bằng sứ là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sẵn đồ đựng để phục vụ cho nhu cầu khi khách mua mang đi. Hiện nay, đa số quán phở đều lựa chọn tô giấy hoặc tô nhựa. Dung tích thông dụng là loại tô 17oz, 18oz, 22oz hoặc cỡ đại 32oz, 36oz.

+ Các đồ vật khác: Đũa, muỗng, chén, giấy ăn, tăm hoặc hũ đựng gia vị sẵn (ớt, chanh…) cho khách tự chọn thêm vào đồ ăn.

bat dua chen to pho

b. Nhóm vật dụng trang trí

Đồ nội thất rất rộng bởi phong cách trang trí mỗi quán là khác nhau. Bạn có thể tùy biến với những đồ trang trí riêng biệt. Nhưng không thể bỏ sót các vật dụng cơ bản này:

+ Biển hiệu: Là yếu tố nhận diện quán quan trọng. Bạn cần chú ý thiết kế kích thước, màu sắc và tìm vị trí treo sao cho khách dễ thấy nhất.

+ Bàn ghế: Nên chọn ghế hình vuông hoặc hình chữ nhật. Chất liệu gỗ, inox hoặc nhựa… Dựa vào diện tích quán để chọn kích thước bàn ghế phù hợp, bố trí hợp lí tạo cảm giác thông thoáng, dễ di đi lại.

+ Hệ thống đèn chiếu: Tiệm Phở thường hoạt động vào cả sáng, trưa và tối. Bạn nên chọn hệ thống chiếu sáng hợp lý, tốt nhất là chọn ánh sáng trắng.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm các đồ trang trí khác như tranh treo tường, lọ hoa, chậu cây cảnh… tùy theo ý thích trang trí của mình.

c. Nhóm vật dụng khác

Nhóm khác là các vật dụng nhỏ nhưng rất quan trọng giúp cửa hàng của bạn hoàn thiện hơn về giao diện, thể hiện sự tôn trọng với khách hàng. Điển hình như:

+ Thùng đựng rác.

+ Khăn trải bàn (nếu có).

+ Khăn lạnh in logo

+ Đồng phục nhân viên.

+ Bình nước uống.

d. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Tiếp đến là chuẩn bị nguyên liệu (rau, thịt bò, xương…). Đây là một khâu quyết định đến chất lượng món ăn. Bạn cần phải tìm nguồn cung cấp chất lượng, an toàn và ổn định thì quán mới có thể tồn tại và phát triển dài lâu.

6. Tiến hành tuyển nhân viên và training

Yếu tố quan trọng không kém chính là nhân sự. Bởi thái độ phục vụ của nhân viên cũng là một trong những yếu tố để khách đánh giá nhà hàng của bạn. Chính vì vậy, khi tuyển nhân sự cho quán, bạn cần cẩn trọng.

dao tao phuc vu quan

Hãy dựa vào quy mô của quán để ước lượng số lượng nhân viên sao cho phù hợp. Bạn cần training kĩ càng về thái độ chào khách và phục vụ. Bạn cũng đừng quên đưa ra các nguyên tắc, quy định rõ ràng để tạo nề nếp cho nhà hàng mình.

7. Lên kế hoạch quảng cáo, tiếp thị cho quán

Để chuẩn bị cho giai đoạn khai trương quán sắp tới thì marketing là khâu cực quan trọng. Nó quyết định đến việc quán bán có đông khách hay không.

Có khá nhiều hình thức để quảng bá quán khi mới mở như phát tờ rơi, đăng tin trên các trang truyền thông, mạng xã hội…Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc kinh phí và đối tượng khách hàng mình hướng tới để có chọn phù hợp.

  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng vào dịp khai trương. Chẳng hạn như giảm giá, ưu đãi cho 50 hay 100 vị khách đầu tiên tới quán…

quang cao

Kinh nghiệm mở quán phở

Sau khi đã hoàn thiện tất tần tật các bước trên, giờ bạn chỉ cần đợi đến ngày khai trương mà thôi. Và cũng đừng quên theo dõi việc kinh doanh của quán và đưa ra các phương án thay đổi kịp thời nhé.

8. Mở quán phở cần những gì để không thất bại?

Dẫu kinh doanh nhỏ lẻ hay quy mô lớn, nếu bạn không xử lý tốt những vấn đề dưới đây, sự thật bại và sập tiệm là điều khó tránh khỏi:

- "Dục tốc bất đạt": bạn không nên quá vội vàng khi muốn làm quán phở đẹp, ngon. Mà thực hiện từng bước một qua 7 yếu tố đã đề cập ở trên. 

- Bỏ qua chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cần có để giúp bạn có thêm sức ép nếu muốn cải thiện kinh doanh quán phở, cũng như có thể trang trải chi phí cho các tháng đầu bị lỗ hay lợi nhuận ít. Bởi lẽ không ai có thể tự tin khẳng định mở quán ra là đông khách cả, đúng không?

- Chỉ tập trung duy nhất vào 1 nhà cung cấp nguyên liệu: Việc làm này khá nguy hiểm, bạn luôn phải dự trù 2 hoặc 3 nhà cung cấp khác để hạn chế tối ra rủi ro khi mở quán phởgặp phải. Vì chỉ phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp, bạn có thể bị ép giá hoặc không kịp có nguyên liệu nếu nấu bán.

- Ham mặt bằng "đẹp": Những mặt bằng nằm ở vị trí đắc địa nhưng phí thuê quá "chát" không phải khi nào cũng thành công. Nhất là khi bạn chỉ kinh doanh nhỏ, cần làm an toàn và bền vững, chỉ nên tìm mặt bằng vừa phải, phù hợp với ngân sách mới dễ "phất" lên được. Sau này khi kinh doanh thuận lợi, có nhiều vốn hơn thì đổi sang mặt bằng khác cũng được. 

- Ham nguồn nguyên liệu giá rẻ:  sẽ ra sao khi thực khách ăn phải và ngộ độc. Thật nguy hiểm. Chính bởi vậy, bạn hãy kinh doanh bằng chính cái tâm, đem tới món phở ngon, sạch và an toàn cho từng khách hàng. Nhất định kinh doanh sẽ thuận lợi. 

- Quản lý không tốt yếu tố con người: khi khách hàng đánh giá thái độ nhân viên quán bạn không tốt, bạn đã mất điểm rất nhiều trong mắt khách hàng. Mạng xã hội phát triển, chỉ cần một vài "phốt" liên quan tới hành vi và thái độ nhân viên, cũng là nguyên nhân làm kinh doanh quán phở trì trệ, mất khách. 

- Quản lý không tốt nguồn tiền:  lỏng lẻo trong khâu quản lý tiền bạc. Bạn có thể gặp phải vấn đề gian lận tiền bạc, thu chi không rõ ràng, kinh doanh không ra lãi.

- Không đảm bảo vệ sinh: Là người kinh doanh, bạn phải khắt khe từ cái bát, đôi đũa, cái thìa…đều phải sạch sẽ. Tiếp đến là từng góc nhỏ trong quán cũng phải được dọn dẹp cẩn thận. Khách vào quán cũng ngon miệng. 

Với những thông tin trên hi vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi “mở quản phở cần chuẩn bị những gì”. Hẳn là bạn đã có thêm kinh nghiệm mở quán phở để khởi nghiệp thành công hơn. Chúc các bạn may mắn!

Xem thêm: các kinh nghiệm kinh doanh quán ăn, cà phê của Bao bì Xanh

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
messenger
Zalo
Hotline