(2021) Thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay ở Việt Nam

Thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay ở Việt Nam

Đăng bởi thoai linh vào lúc 31/07/2021

Phải công nhận rằng túi ni lông rất tiện, đựng cái gì cũng được, lại còn nhẹ nữa chứ. Bởi vì tiện, nên ai cùng dùng. Mà rất ít ai để ý thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động.

Dù vô tình hay cố ý, việc bạn dùng mỗi ngày 1 hay 2 chiếc túi nilon đều đang góp tay đẩy môi trường đến bờ vực nguy hiểm. Thật vậy, nếu bạn không tin, hãy nhìn vào những con số biết nói ngay bên dưới. 

1. Báo động đỏ thực trạng sử dụng túi ni lông ở Việt Nam

a. Số liệu thống kê tình trạng sử dụng túi nilon

Mỗi năm, toàn quốc sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi ngày 1 gia đình dùng 4 túi. Đáng chú ý, chỉ có 17% trong số đó được tái sử dụng. Bà Dương Thị Phương Anh thuộc Viện Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên và Môi trường cho hay. 

- Túi ni lông chiếm ⅓ số lượng rác thải nhựa tại Việt Nam

- Việt Nam đang là 1 trong 4 quốc gia thải ra nhiều túi nilon nhất châu Á. 

thực trạng túi ni lông

- Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Quần đảo thuộc Cục Quản lý Biển và Quần đảo Việt Nam, hàng năm Việt Nam thải 0,28-0,73 triệu tấn túi ni lông và rác thải nhựa vào đại dương, chiếm 6% tổng khối lượng thế giới.

- Thống kê từ Hiệp Hội Nhựa Việt Nam thì năm 1990, mỗi người Việt Nam chỉ tiêu thụ 3,8kg nhựa mỗi năm, nhưng sau 31 năm, con số này đạt 41kg.

Những năm gần đây, đời sống tuy phát triển, nhưng tình trạng dùng túi ni lông vẫn không hề giảm. Riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình khoảng 80 tấn nhựa và nilon thải ra mỗi ngày.     

b. Thực tế tình hình dùng túi ni lông ở Việt Nam 

Các ban ngành chức trách đã có nhiều đề xuất, giải pháp để hạn chế sử dụng túi ni lông. Ví sự như vào cuối tháng 7- 2019, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch hưởng ứng phong trào hạn chế sử dụng túi ni-lông khó phân hủy; đẩy mạnh việc tổ chức thu gom, tái chế đồ nhựa.

Nhưng...túi ni lông đã trở thành thói quen của nhiều người. Việc thay đổi thói quen cần nhiều thời gian. Vì thế, dễ thấy nhiều nơi, túi nilon vẫn là lựa chọn hàng đầu của mỗi người.

thói quen dùng túi ni lông

Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, khoảng 30 tấn ni-lông được sử dụng tại các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị, chưa kể tại các hộ dân. Ngay cả ở những nơi như siêu thị, trung tâm thương mại cũng chỉ dùng túi ni-lông tự hủy gói gọn trong việc thí điểm một số mô hình, chưa áp dụng đại trà. 

Giá rẻ, tiện lợi, nhiều cửa hàng kinh doanh chọn túi ni lông để gói hàng cho khách. Khách hàng dù không muốn nhận bao bì nilon, nhưng vẫn phải ở trong tình huống “bắt buộc phải dùng”. Gia tăng thực trạng sử dụng túi ni lông ngày một nghiêm trọng ở Việt Nam.

2. Tác hại khôn lường của túi ni lông hiện nay

Một khi không kiểm soát được lượng túi ni lông thải ra mỗi ngày. Chúng ta, người chịu tác động trực tiếp từ những tác hại của túi nilon:

- Túi ni lông phân hủy rất lâu, có thể lên tới 1000 năm hoặc hơn. Cuộc sống sẽ ngập tràn trong rác

- Túi ni lông vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch sinh hoạt. 

- Đốt túi ni lông sinh nhiều khí độc hại như CO2,  gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

- Nếu túi ni lông bị chôn vùi trong lòng đất sẽ phá hủy nguồn nước ngầm, vi sinh vật, kéo theo tác động tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối, gây nên tình trạng sạt lở đất, xói mòn vào mùa mưa lũ.

3. Thực trạng xử lý túi ni lông còn nhiều bất cập

Thực tế, nhiều bãi rác trên toàn quốc vẫn chưa xử lý triệt để túi nilon. Một phần do chúng khó phân hủy, rất ít nơi đem ni lông đi tái chế.

Vậy nên, hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn bao bì ni lông là chôn, lấp, đốt hoặc để chúng nằm chờ trên những bãi rác ngày này tháng nọ.

ô nhiễm

Hoặc, đôi khi chúng được thả trôi ra biển, ra đại dương dẫn đến nhiều hệ lụy, mà động vật dưới biển chịu ảnh hưởng trầm trọng.

Trong khi chỉ có khoảng 11-12% số lượng chất thải nhựa, túi ni-lông được xử lý, áp dụng đúng quy trình khái niệm tái chế. Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 354.000 tấn rác ni lông và nhựa thì có 98.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn thải thẳng ra ngoài môi trường hoặc tái chế.

Đừng bỏ qua: 5 thói quen tiêu dùng xanh giúp bảo vệ môi trường

Bạn hãy tự tưởng tượng xem, nếu thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay ở Việt Nam vẫn không có gì thay đổi. Các loài sinh vật biển, vi sinh vật có lợi dưới đất không còn tồn tại, nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm, cây cối chết mòn vì đất không còn dinh dưỡng. Liệu chúng ta còn có cơ hội tận hưởng cuộc sống hạnh phúc nữa không?

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
Zalo
Hotline