Bạn đã nghe nhiều về tiêu chuẩn BRC trong sản xuất thực phẩm, đồ uống hay chưa? Vậy tiêu chuẩn BRC là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên có chứng nhận BRC? Tiêu chuẩn này giúp ích gì cho người tiêu dùng? Nếu bạn vẫn còn mơ hồ, cùng khám phá tất tần tật ngay dưới đây nhé!
1. Tiêu chuẩn BRC là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu. BRC là viết tắt của từ British Retail Consortium, có nghĩa là Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, được thiết lập vào năm 1998 bởi Hiệp hội bán lẻ Anh. Phiên bản mới nhất của BRC là phiên bản thứ 8 được xuất bản vào tháng 8/ 2018.
Tiêu chuẩn BRC
Tính tới thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn này được hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia thực hiện. Vậy Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm có vai trò gì và sẽ áp dụng cho những ai?
a. Vai trò của BRC
Tiêu chuẩn BRC hướng tới việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Bằng cách cung cấp các yêu cầu trong dây chuyền cung cấp sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khâu chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.
Tiêu chuẩn cũng giúp điều chỉnh hoạt động thương mại, phân phối và tiêu dùng. Đồng thời thiết lập các chuẩn mực cho một số sản phẩm bao gồm thực phẩm, bao bì và hàng tiêu dùng.
Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng ngày nay là khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) giúp chúng ta điều này.
b. Đối tượng nào cần chứng nhận BRC?
- BRC Food (BRC Issue 8): Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm áp dụng cho các doanh nghiệp/ công ty/ xưởng sản xuất, chế biến hoặc đóng gói thực phẩm nói chung (rau củ quả, thủy sản, nước uống, dầu ăn, bia rượu…).
- BRC Iop (BRC Issue 5): Áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất bao bì và vật liệu bao gói cho sản phẩm từ thực phẩm đến các sản phẩm tiêu dùng ở tất cả các cấp độ: sơ cấp, thứ cấp và cao cấp.
Tiêu chuẩn không áp dụng cho các cửa hàng kinh doanh dưới dạng phân phối, bán sỉ nhập khẩu hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty.
Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, mục tiêu hàng đầu là để quản lý an toàn thực phẩm.
Áp dụng doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống
Sản phẩm bán chạy của Bao Bì Xanh đạt chuẩn BRC:
- Ly nhựa
- Chai nhựa PET
- Ly giấy
2. 10 yêu cầu cơ bản để đạt Tiêu chuẩn BRC
Để đạt được chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp cần đạt được 10 nguyên tắc và yêu cầu cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Lãnh đạo cấp cao cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm.
Nguyên tắc 2: Doanh nghiệp phải có kế hoạch an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy và kiểm soát. Tất cả phải dựa trên nguyên tắc BRC HACCP CODEX toàn diện.
Nguyên tắc 3: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm cũng như các quy trình liên quan đảm bảo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn.
Nguyên tắc 4: Doanh nghiệp cần có quy trình điều tra và khắc phục, phòng ngừa sự không phù hợp ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của thực phẩm.
Nguyên tắc 5: Phải có một hệ thống theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng từ nguyên liệu đầu vào, tới quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến người tiêu dùng.
Nguyên tắc 6: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được thiết kế, xây dựng để ngăn ngừa ô nhiễm sản phẩm và tuân thủ theo các quy định về pháp luật liên quan.
Nguyên tắc 7: Các doanh nghiệp duy trì các tiêu chuẩn dọn dẹp, làm sạch để đạt được tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
Nguyên tắc 8: Phải có quy trình kiểm soát vật liệu, nhất là chất gây dị ứng để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
Nguyên tắc 9: Doanh nghiệp có quy trình kiểm tra, kiểm soát hiệu quả hoạt động của các thiết bị và quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Nguyên tắc 10: Cần có hệ thống chứng minh nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
3. Lợi ích của chứng nhận BRC là gì?
a. Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm luôn đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Từ đó giúp:
- Nâng cao mức độ uy tín, giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tạo lợi thế cạnh tranh mạnh hơn so với đối thủ.
- Chuẩn hóa các hoạt động của doanh nghiệp, tăng năng suất, giảm chi phí để tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Giảm thiểu, hạn chế các sản phẩm phế thải, sản phẩm bị thu hồi.
- Dễ dàng tiếp cận thị trường thực phẩm nước ngoài, nhất là trị trường Anh và các tập đoàn bán lẻ tại Hoa Kỳ, mở ra cơ hội kinh doanh.
- Giảm thiểu nguy cơ, các rủi ro về trách nhiệm pháp lý phát sinh liên quan đến sản phẩm không an toàn.
Tiêu chuẩn BRC tạo nên uy tín chất lượng cho doanh nghiệp
b. Đối với người tiêu dùng
Với các sản phẩm có nhãn mác Tiêu chuẩn BRC, người tiêu dùng dễ dàng xác định được nguồn gốc của thực phẩm đang sử dụng. Đảm bảo sản phẩm này an toàn, hợp pháp và có chất lượng cao.
Bởi lẽ thực tế, an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nhất là khi thực phẩm chất lượng và kém chất lượng trộn lẫn với nhau khiến người dùng hoang mang không biết đâu là sản phẩm an toàn nên sử dụng.
Có thể nói, Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm ra đời đã giúp người tiêu dùng tránh các nguy cơ mua phải các sản phẩm được bày bán tràn lan không rõ nguồn gốc, gây hại tới sức khỏe.
4. So sánh giữa chứng nhận BRC và HACCP
Trong ngành sản xuất thực phẩm đồ uống, hẳn bạn đã nghe nói nhiều về các chứng nhận an toàn thực phẩm. Điển hình như BRC, HACCP. Vậy 2 tiêu chuẩn này có sự khác biệt gì không?
Thực chất, cả 2 chứng nhận này đều thuộc hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nguyên vật liệu cho tới khi sản phẩm được người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, mỗi chứng nhận sẽ có những điều khoản, yêu cầu và nguyên tắc riêng biệt. Chứng nhận HACCP chuyên tập trung vào việc thiết lập, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với 7 nguyên tắc và yêu cầu cơ bản.
Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, cho sản phẩm đang tiêu thụ hay sản phẩm mới.
Ngược lại, BRC như một hệ thống cốt lõi dành cho mọi hoạt động (bán lẻ đến sản xuất). Tiêu chuẩn này nằm trong số ít các tiêu chuẩn được Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) thừa nhận toàn cầu.
Theo đó, các sản phẩm đạt chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm cần dựa theo nguyên tắc của HACCP. Hơn nữa, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 10 yêu cầu cơ bản mới đạt được chứng nhận BRC.
Tuy nhiên, Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm không áp dụng cho các hoạt động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp Tiêu chuẩn BRC là gì cũng như các lợi ích, nguyên tắc liên quan tới chứng nhận này. Qua đó, hi vọng giúp bạn đưa ra được quyết định chọn sản phẩm mang tính hiệu quả nhất.