Đối với các đơn vị sản xuất thực phẩm hoặc các sản phẩm phụ trợ cho ngành thực phẩm, khi muốn xuất khẩu hoặc gửi sản phẩm qua Mỹ bắt buộc phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn FDA của Hoa Kỳ.
Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tiêu chuẩn FDA là gì? Tại sao hàng gửi qua Mỹ phải đạt tiêu chuẩn này? FDA áp dụng cho những ngành hàng nào? Cùng tìm câu trả lời bằng cách theo dõi ngay bài viết này nhé!
1. FDA là gì? Đôi nét sơ lược về FDA
FAD hay còn được biết đến là tên gọi của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, có tên đầy đủ là Food and Drug Administration. Đây là một cơ quan thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ, trụ sở được đặt tại Washington DC.
1.1 Lịch sử thành lập và phát triển
FDA được thành lập năm 1906 tại Maryland. Khi đó, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ký vào Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm của tiến sĩ Harvey Washington Wiley – người được chú ý bởi các cuộc biểu tình vệ sinh công cộng.
Lúc mới thành lập, FDA được gọi là Cơ quan Thực phẩm, Thuốc và Thuốc trừ sâu (USDA). Sau này được rút gọn và có tên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Tính cho tới thời điểm hiện tại, FDA đã có tới 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ, Đảo Virgin và Puerto Rico. Và hiện nay, FDA cũng đã chính thức mở văn phòng tại nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Bỉ, Costa Rica…
1.2 Nhiệm vụ của cục FDA Hoa Kỳ
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chịu trách nhiệm chính cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng. Tổ chức này làm nhiệm vụ ban hành các quy định cũng như giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dược phẩm tại Hoa Kỳ.
Phạm vi hoạt động của cục FDA chủ yếu là các sản phẩm thuộc lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm, có thể kể tên các sản phẩm điển hình sau:
- Thực phẩm (trái cây, rau quả, sữa, thịt, gia cầm, trứng, phụ gia thực phẩm, bánh kẹo, các loại đồ ăn nhẹ…)
- Đồ uống (nước đóng chai, đồ uống có cồn)
- Thuốc lá (Thuốc lá điếu, thuốc lá cuộn, thuốc lá không khói)
- Thực phẩm chức năng và bổ sung cho chế độ ăn uống
- Mỹ phẩm (chất làm ẩm và làm sạch da, sơn móng tay và nước hoa…)
- Các loại dược phẩm
- Vac-Xin, truyền máu
- Thiết bị lĩnh vực y tế, thiết bị nha khoa, cấy ghép phẫu thuật
- Các thiết bị phát bức xạ (lò vi sóng, thiết bị x-quang và siêu âm, đèn hơi thủy ngân, đèn nắng…)
- Các sản phẩm liên quan đến Thú y (Thức ăn vật nuôi, thức ăn gia súc & gia cầm, Thuốc và thiết bị cho thú)
Ngoài các sản phẩm có trong danh mục trên, FDA còn đưa ra quy định khác không liên quan đến thực phẩm và dược phẩm như các quy định về vệ sinh môi trường du lịch giữa các tiểu bang; Kiểm soát dịch bệnh trên các sản phẩm và từ vật nuôi của gia đình,v.v.
2. Tiêu chuẩn FDA là gì? Các điều kiện đánh giá sản phẩm chuẩn FDA
Như đã thấy, hoạt động chính của cục FDA hướng tới bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng bằng cách đề ra những quy định, giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuộc danh mục quản lý của mình. Các quy định và kiểm định chính này được gọi chung là tiêu chuẩn FDA.
Và bất cứ đơn vị sản xuất nào nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hoa Kỳ đều phải có giấy chứng nhận FDA. Đây được xem là một thủ tục pháp lý, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng của mặt hàng đã tuân thủ đúng các quy định của cục FDA.
Những loại hàng hóa như tô giấy, ống hút giấy, hộp nhựa đựng thực phẩm, cá khô, bánh kẹo, mứt, thuốc, trà….. đều phải xin giấy chứng nhận này. Đây được xem là giấy thông quan bắt buộc để hàng hóa của bạn được nhập khẩu và tiêu thụ tại Hoa Kỳ.
Hộp thực phẩm đạt tiêu chuẩn FDATuy nhiên, tùy vào từng nhóm hàng mà các tiêu chuẩn đánh giá, quy định nhãn sản phẩm sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Thực phẩm, đồ uống: Với sản phẩm thuộc lĩnh vực thực phẩm cần tuân thủ theo các quy định của FDA, cần gắn nhãn sản phẩm, có nội dung cảnh báo về dinh dưỡng và những thành phần, công dụng đối với sức khỏe nhất định phải đáp ứng yêu cầu của FFDCA.
- Thuốc và các loại dược phẩm: Tuân thủ các yêu cầu về gắn nhãn mác sản phẩm, bao gồm chi tiết các thành phần, các thông tin về cấu trúc và chức năng.
- Mỹ phẩm làm đẹp: FDA hiện tại nghiêm cấm phân phối các sản phẩm mỹ phẩm pha trộn, chứa chất có thể làm hại cho người dùng. Đồng thời cần tuân thủ các quy tắc về gắn nhãn sản phẩm và các thành phần theo quy định của FDA.
- Các thiết bị y tế: Cần tuân theo yêu cầu của FDA, nhãn mác phải cung cấp hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn phục vụ hoặc các cảnh báo có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.
3. Lợi ích của tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ
Hiện nay, tất cả những mặt hàng được coi là thực phẩm và dược phẩm muốn vận chuyển sang Mỹ phải có chứng nhận của FDA. Vậy bạn có thắc mắc lợi ích của chứng nhận này là gì không?
3.1 Đối với người tiêu dùng
Có thể nói, lợi ích chính của cục FDA là giúp cho người dùng bảo vệ được sức khỏe của mình. Cụ thể, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn FDA đã trải qua cực kì khắt khe và nghiêm ngặt nên đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe người sử dụng.
Ví dụ với các loại hộp nhựa đựng thực phẩm đạt chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, có nghĩa là không chứa những thành phần độc hại, không phản ứng với thực phẩm đựng bên trong. Do đó, chúng không gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng con người.
Nhờ vậy, người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng các sản phẩm thực phẩm, đồ ăn và nước, không gây hại tới sức khỏe. Đó là lí do là một người tiêu dùng thông minh, bạn nên lựa chọn các sản phẩm đạt chuẩn này.
Ngoài ra, trên mỗi sản phẩm đạt chỉ tiêu FDA sẽ có nhãn mác sản phẩm với những thông tin chi tiết về thành phần, công dụng. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng chủ động chọn lựa được loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
3.2 Đối với các doanh nghiệp
Đối với các cơ sở sản xuất, khi sản phẩm có chứng nhận FDA sẽ được đánh giá cao hơn so với các mặt hàng khác trên thị trường. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường ngoài nước, mở ra cơ hội kinh doanh lớn.
Bên cạnh đó, sản phẩm đủ tiêu chuẩn FDA an toàn khi sử dụng trên toàn Thế Giới cũng như ở Việt Nam nên sẽ được người tiêu dùng tin chọn. Điều này cũng góp phần tạo dựng lòng tin, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, sản phẩm đạt chuẩn của FDA sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh được những rắc rối khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bởi với các mặt hàng không đáp ứng đủ hoặc không có chứng nhận FDA, khi xuất khẩu sang Mỹ có thể phải chịu các hậu quả sau:
- Chính phủ liên bang có thể đưa ra các cáo buộc dân sự và hình sự vì vi phạm Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm & Mỹ phẩm Mỹ.
- Lô hàng của bạn sẽ không được phép vào Hoa Kỳ; sản phẩm của bạn bị Hải Quan trả về. Hơn nữa, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc sắp xếp và thanh toán chi phí cho tất cả việc lưu trữ, vận chuyển…
Bài viết trên là những thông tin về tiêu chuẩn FDA cũng như những lợi ích khi sử dụng sản phẩm đạt chuẩn này. Hi vọng, qua những chia sẻ này đã giúp bạn nắm vững các kiến thức cơ bản để lựa chọn đúng sản phẩm tiêu dùng mang lại hiệu quả nhất.