Các loại nhựa làm bao bì thông dụng? Loại nhựa nào an toàn cho sức khỏe?

Đăng bởi Bình Minh vào lúc 26/07/2020

Hiện nay, các sản phẩm làm từ nhựa có khắp mọi nơi. Từ chai đựng nước uống cho đến các đồ dùng khác. Tuy nhiên, hiếm ai lại hiểu rõ về đặc điểm của nhựa làm nên chúng. Vậy có các loại nhựa thông dụng nào? Nên sử dụng bao bì từ loại nhựa nào an toàn nhất? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

I. Nhựa là gì? Bao bì từ nhựa có thực sự an toàn?

Rất nhiều sản phẩm bao bì đựng thực phẩm làm từ nhựa mà bạn thường xuyên bắt gặp và sử dụng trong cuộc sống. Chẳng hạn như chai đựng nước lọc, ly nhựa đựng trà sữa, cà phê…

Chúng được làm từ nhiều loại nhựa khác nhau. Tuy nhiên, không phải nhựa nào cũng an toàn với sức khỏe. Bởi vì thực chất nhựa là loại chất nhân tạo có tính chất nhẹ, chắc và có thể làm được nhiều kiểu dáng, độ dày khách nhau.

Theo các chuyên gia, trong nhiều loại nhựa làm bao bì hiện nay, có thể chứa chất phụ gia độc hại. Điển hình là 2 chất hóa học gồm BPA và Phthalates.

  • Bisphenol A (còn được gọi là BPA): Chất này có tác dụng làm nhựa trong và cứng cáp hơn. Có thể được dùng làm bình sữa, chai nước hoặc các lon kim loại,v.v.
  • Phthalates: Có tác dụng làm nhựa mềm và dẻo dai. Những vật dụng y khoa, chai dầu gội, đồ thức ăn và đồ trang điểm có thể chứa chất này.

Đây là 2 chất phụ gia có thể thêm vào bao bì. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tái sử dụng sai cách, chất này ngấm vào thực phẩm và gây hại tới sức khỏe người dùng. Vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ đặc điểm từng loại nhựa để sử dụng an toàn nhất.

Thông thường, nhà sản xuất có sử dụng kí hiệu hình tam giác với các con số ở dưới đáy chai, hộp hoặc ly nhựa. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể xác định đó là loại nhựa gì và lựa chọn chất nhựa an toàn hơn.

  • Vậy có các loại nhựa thông dụng nào? Sử dụng loại nào tốt nhất? Xem ngay dưới này nhé!

II. Giải mã 6 loại nhựa thông dụng: Loại nào an toàn nhất?

Hiện nay, có rất nhiều loại nhựa được ứng dụng làm bao bì trong đời sống. Nhưng thông dụng và phổ biến nhất là nhựa PET, PP và HDP. Đây là 3 loại nhựa được dùng nhiều để làm bao bì, ly chai đựng thực phẩm nước uống.

Bên cạnh đó, các loại nhựa khác nhưa PVC, PS, PC cũng được ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, các sản phẩm từ nhựa này thường khiến người tiêu dùng nghi ngại khi sử dụng.

san xuat chai pet

Bạn phân vân chưa biết có nên sử dụng sản phẩm làm từ 6 loại nhựa trên? PET, PP và HDP có thực sự an toàn hay không? Nên sử dụng thế nào là đúng nhất? Bảng phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn có quyết định cuối cùng!

 

Đặc điểm         

 

Nhựa PET

 

Nhựa HDPE

 

Nhựa PP

 

Nhựa PVC 

 

Nhựa PS

 

Nhựa PC

Tên gọi cụ thể

 

Tên gọi là Polyethylene terephthalate.

Hay còn được biết đến là PETE hoặc PETP hay PET-P

Tên đầy đủ là High Density Polyethylene hay còn gọi là HDPE

Polypropylene

Còn được gọi là nhựa Polyvinyl Clorua.

 

Tên gọi đầy đủ là polystyrene

Có tên đầy đủ là nhựa Polycarbonate

Kí hiệu nhận biết

ki hieu nhua pet

ki hieu nhua hdpe

ki hieu nhua pp

Kí hiệu số 3

Kí hiệu số 6

Kí hiệu số 7

Đặc tính cơ bản

- Độ bền cơ học cao, có khả năng chịu lực xé và lực va chạm, chịu sự mài mòn, có độ cứng vững.

- Có tính chống thấm khí khí O2 và CO2 tốt.

- Có độ trong suốt cao.

 

- Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng và trầy xước.

- Có tính trơ, không phản ứng với môi trường, không tiết ra chất độc.

- Màu hơi đục.

- Tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không bị kéo giãn dài nhưng dễ bị xé rách khi có vết cắt hoặc vết thủng nhỏ.

- Có tính chống thấm nước, dầu mỡ và các khí khác.

- Có độ trong suốt, hơi đục hơn so với PET.

- Mềm và dẻo

- Chịu lực kém. 

- Muốn tăng độ bền người ta phải trộn thêm MBS, ABS ..

- PVC có tính cách điện tốt hơn so với các nhựa khác.

PS trong suốt, không màu, không mùi vị.

- Dễ tạo màu, có thể gia công dễ dàng bằng phương pháp ép và ép phun.

- Cứng và giòn, dễ bị gãy khi có va chạm với lực nhẹ.

Trong suốt, độ cứng và độ bền cơ học rất cao.

- Có khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phẩm của thực phẩm;

- Độ truyền sáng tốt, chống trầy xước kém.

- Chống thấm khí, hơi cao hơn PVC nhưng thấp hơn PP, PET.

 

Khả năng chịu nhiệt

 

- Có khả năng chịu nhiệt khá cao nhưng kém hơn nhựa PP và HDP.

- Không dùng được trong lò vi sóng.

- Chịu được nhiệt độ 120 độ C trong thời gian ngắn hoặc 110 độ C trong thời gian dài.

- Có thể cho vào lò vi sóng ở công suất thấp.

- Chịu được nhiệt độ cao hơn 130 độ C.

- Một số bao bì làm từ nhựa PP có thể dùng được trong lò vi sóng.

 

- Chịu nhiệt kém, không đựng được đồ nóng trên 80 độ C.

Khả năng chịu nhiệt kém, chỉ nên đựng đồ ăn nóng dưới 70 độ C.

- Chịu được nhiệt cao (trên 100°C). 

Công dụng

- Sản xuất chai pet đựng nước, nước khoáng, trà sữa, nước chấm…

- Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất khay nhựa, hộp nhựa đựng thực phẩm.

- Được ứng dụng trong sản xuất sợi thủ công, dệt may, túi xách…

- Dùng làm chai nhựa, bình đựng sữa, bình nhựa cứng, chai dược phẩm…

- Sản xuất các bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

 

- Làm chai nhựa đựng nước ngọt, nước trái cây, ly nhựa

- Làm hộp nhựa đựng thực phẩm quay trong lò vi sóng.

- Dùng làm bao bì dùng 1 lần đựng thực phẩm.

- Dùng làm bao bì đựng lương thực, ngũ cốc.

-  Sản xuất các loại màng bọc bao bì, bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt.

- Làm các chai nhựa như chai dầu ăn, chai đựng dung dịch thực phẩm, chai đựng nước…

- Chế tạo đồ chơi trẻ em và nhiều đồ dùng khác.

Sản xuất hộp xốp nhựa đựng thực phẩm, vỏ nhựa CD, DVD, đồ chơi trẻ em, máy sấy tóc, máy vi tính, thiết bị nhà bếp…

- Làm các loại hộp nhựa, ly nhựa, tô chén nhựa, khay nhựa bánh kẹo…

Dùng làm bình nhựa, chai chứa thực phẩm cần tiệt trùng; các bình đựng hóa chất..

- Sản xuất vật liệu ‘chống đạn’, kính râm, DVD, iPod và vỏ máy tính, bảng hiệu và màn hình
 

- Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp đựng bơ…

Khả năng tái chế

Mức độ tái chế rất thấp (chỉ khoảng 20%).

Có thể tái chế

Rất dễ tái chế

PVC không thể tái chế.

- Có thể tái chế

 

Có thể tái chế

Khả năng tái sử dụng

Sử dụng sản phẩm một lần duy nhất. 

Không nên dùng đi dùng lại nhiều lần.

Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý.  

Vì nhựa HDPE khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ bám vi khuẩn.

Có thể tái sử dụng.

Không nên tái sử dụng đối với các sản phẩm dùng đựng thực phẩm.

- Chỉ nên sử dụng 1 lần, không nên tái sử dụng đựng thực phẩm.

Không nên sử dụng lại nhiều lần.

Đánh giá mức độ an toàn

Là loại nhựa khá an toàn. Có thể sử dụng làm bao bì đựng thực phẩm.

Tuy nhiên nên hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao bởi có thể gây biến dạng.

Nhựa an toàn. Được khuyên dùng để đựng thực phẩm, đồ ăn.

Thích hợp cho việc chứa đựng và bảo quản thực phẩm nhất.

An toàn nếu không thêm các chất phụ gia.
- Tuy nhiên, một số sản phẩm nhựa PVC có chứa phtalates và bisphenol A, nguy hiểm khi sử dụng.

 

 

Trong nhựa PS có chứa Styrene và Benzen, đây là những chất độc hại có thể gây ung thư và ảnh hưởng hệ thần kinh của con người.

Bản thân PC không độc hại, nhưng chứa BPA, một chất độc hại có thể gây ung thư, rối loạn nột tiết, vô sinh... 

- Đặc biệt khi đựng đồ nóng có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn rất cao.

Xem thêm: Cách tái chế chai nhựa ly nhựa hay nhất năm 2021

ly nhua pp

III. Các loại bao bì đựng thực phẩm phổ biến hiện nay

Như đã thấy ở trên, nhựa được phân thành nhiều loại và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong đó phải kể đến các loại bao bì đựng thực phẩm không thể thiếu khi kinh doanh đồ ăn, thức uống take away. Cụ thể, bao gồm 3 loại thông dụng sau:

1. Ly nhựa 

Ly nhựa là một trong những loại bao bì phổ biến nhất hiện nay. Chúng được ưu tiên sử dụng để đựng các loại đồ uống hoặc thức ăn vặt, được dùng nhiều tại các siêu thị tiện lợi, quán coffee, quán nước take away.

Ly bằng nhựa chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polypropilen (PP) và PET (Polyethylene terephthalate) nguyên sinh cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Mỗi loại ly nhựa sẽ có những đặc điểm riêng như:

+ Ly nhựa PET: Dòng ly này mang đặc trưng trong suốt và bóng nhẵn nên trông cao cấp. Tuy nhiên, ly PET không thể chịu được nhiệt độ cao, không thể ép màng làm nắp như ly PP.

+ Ly nhựa PP: Là dòng ly có đặc tính mềm, dẻo, có thể chịu nhiệt và nhất là có thể ép màng nhựa làm nắp. Tuy nhiên, bề mặt ly này hơi đục, trông không đẹp mắt như ly PET.

Đặc điểm: 

– Dễ dàng đựng các loại đồ uống, từ pha chế đơn giản cho tới các loại cần nhiều phụ liệu.
– Bền, có độ dẻo nhất định, khó bị rách hay nứt khi rơi từ trên cao xuống.
– Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cầm nắm và sử dụng, thuận tiện móc treo xe mang đi xa.
– Đa dạng về dung tích như 250ml, 350ml, 470ml, 500ml, 600ml… Luôn có nhiều mẫu mã đẹp như ly nắp tim, ly đáy bầu, ly hai ngăn, ly bóng đèn,v.v.

Công dụng:

  • Đựng các thực phẩm khô như bánh tráng trộn, bắp rang bơ, ngũ cốc…
  • Đựng các loại đồ uống như trà sữa, café, nước ép, sinh tố, nước có gas…
  • Dùng làm bao bì đựng các thực phẩm dạng lạnh như kem, chè, sữa chua…

2. Chai nhựa 

Ngoài ly nhựa thì chai nhựa cũng xuất hiện rất nhiều trong đời sống. Bạn có thể bắt gặp các sản phẩm nước giải khát, dầu ăn, nước tương, nước mắm… và các loại thực phẩm khác được đựng trong chai nhựa. 

Vật liệu chính của các loại chai nhựa đựng thực phẩm hiện nay chủ yếu là nhựa PET (Polyethylene terephthalate). Đây là dòng nhựa được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, mức độ an toàn đối với sức khỏe.

Đặc điểm:

– Có độ bền cơ học cao, giảm thiểu được sự hư hỏng, dễ dàng cất xếp vào trong tủ lạnh một cách gọn gàng.
– Có độ “trơ” về mặt hóa học, ít chịu ảnh hưởng của không khí và nhiệt độ môi trường nên chai nhựa gần như không có hiện tượng thôi nhiễm vào trong thực phẩm/đồ uống.
– Kết hợp chiếc nắp đóng chặt với miệng chai nên dễ dàng bảo quản đồ uống, không bị rò rỉ nước khi vận chuyển.
– Phong phú về kiểu dáng (tam giác, tròn, vuông…), nhiều dung tích từ 100ml đến 1 lít, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong từng hoàn cảnh.

Công dụng:

  • Dùng để đựng các loại nước giải khát (trà sữa, sữa chua, nước ép…), nước ngọt, nước suối, các loại sữa…
  • Dùng đựng các loại thực phẩm khác như dầu ăn, nước mắm, mật ong, siro, rượu…

3. Hộp nhựa

hop nhua

Cuối cùng, nhắc đến các loại bao bì thực phẩm làm từ nhựa thì không thể bỏ qua những chiếc hộp nhựa này được. Đây là dòng sản phẩm đa năng dùng để đựng các loại thực phẩm tươi sống hoặc những loại đồ ăn đã chế biễn sẵn. 

Các loại hộp nhựa được sử dụng nhiều tại các nhà hàng, quán ăn take away, chủ yếu dùng khi khách có nhu cầu mua mang đi. Chúng được làm từ các loại nhựa an toàn với sức khỏe người sử dụng như nhựa PP, PET.

Đặc điểm: 

–  Cứng cáp: Hộp nhựa được sản xuất trên dây chuyền đồng nhất. Vậy nên tất cả các vị trí đều có độ dày như nhau và đảm bảo cứng cáp, không bị móp méo hay biến dạng khi đựng thực phẩm.
–  Kín hoàn toàn: Sản xuất trên công nghệ hiện đại, kết hợp chiếc nắp đậy kín nên không thoát mùi thực phẩm ra ngoài và có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
–  Chịu nhiệt tốt: Hộp nhựa đựng thực phẩm chất liệu nhựa PP có khả năng chịu nhiệt từ - 20 độ C đến 120 độ C, thậm chí dùng được trong lò vi sóng ở thời gian ngắn.
– Đa dạng về thiết kế và mẫu mã: Dòng sản phẩm có nhiều loại như hộp nhựa nhiều ngăn, hộp nhựa 1 ngăn, hộp nhựa chữ nhật, hộp nhựa tròn… Có đủ dung tích và kích thước, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Công dụng:

  • Hộp nhựa chuyên đựng các thực phẩm tươi sống như thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, mực, rau củ…
  • Dùng để bảo quản các loại bánh (bông lan, bánh kem…), trái cây (ổi, xoài, mận…)…
  • Dùng để đựng các loại thức ăn chế biến sẵn như cơm, cháo, chè, canh, mì xào…

Hẳn là những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về đặc điểm, mức độ an toàn của các loại nhựa thông dụng hiện nay. Từ đó có thể sử dụng đúng cách, đúng mục đích để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hi vọng qua bài viết này bạn cũng đã có quyết định đúng đắn nhất.

Xem thêm: các kiểu ly nhựa đẹp 2020

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
messenger
Zalo
Hotline