Chọn chất liệu tô đựng thực phẩm tránh gây hại sức khỏe

Chọn chất liệu tô đựng thực phẩm để không gây hại sức khỏe

Đăng bởi Bình Minh vào lúc 18/01/2021

Bạn đang gặp khó khăn không biết nên chọn chất liệu tô đựng thực phẩm nào là an toàn nhất? Cùng đọc bài viết dưới để có chọn lựa đúng nhất nhé!

Tô đựng thực phẩm, đựng cơm được xem như là vật dụng không thể thiếu tại các nhà hàng, quán ăn, siêu thị tiện lợi hoặc tại mỗi gia đình. Tuy nhiên, tô được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, sứ, inox, nhựa, thủy tinh,v.v. Nếu không biết chọn đúng cách, sẽ dẫn tới những hậu quả không đáng có đến sức khỏe. 

A. Các chất liệu tô đựng thực phẩm: Ưu & nhược điểm mỗi loại

Hiện nay trên thị trường, có 5 loại chất liệu làm tô đựng thực phẩm, tô đựng cơm như giấy, sứ, nhựa, inox và thủy tinh. Mỗi loại chất liệu sẽ có những đặc tính và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau.

Nhưng chọn tô đựng thực phẩm bằng chất liệu nào tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, bảng tổng hợp các đặc điểm cũng như mức độ an toàn của từng loại chất liệu tô dưới đây sẽ giúp bạn dễ đưa ra lựa chọn hơn.

Chất liệu

Tiêu chí

Giấy

Sứ

Nhựa

Inox

Thủy tinh

 

 

 

 

Đặc tính

- Nhẹ, bền và có 2 màu cơ bản là nâu vàng và trắng.

- Có khả năng chống thấm nước, chống thấm  khí tốt.

- Độ bám mực cao, có thể dễ dàng in ấn các hình ảnh, thông tin

- Có thể chịu nhiệt tới 120 độ C, dùng hâm nóng trong lò vi sóng.

- Đựng được cả thực phẩm dạng lỏng hoặc khô.

- Khá nặng, dễ vỡ khi va đập mạnh.

- Giữ nhiệt lâu, chịu nhiệt tốt hơn so với chất liệu thủy tinh, nhựa.

- Dễ vệ sinh, không ám mùi, màu của thực phẩm, kể cả những đồ ăn nặng mùi.

- Sử dụng được được trong lò vi sóng, lò nướng, ngăn đông tủ lạnh

- Nhẹ, dễ dàng định hình, có thể tạo thành nhiều sản phẩm với cấu trúc, hình dáng đa dạng.

- Độ bền cao, khó bị vỡ khi sử dụng.

- Dễ bị bám mùi thức ăn khi sử dụng, dễ bị trầy xước.

- Dễ bị chảy nhựa ở môi trường nhiệt độ cao.

- Chỉ có một số ít loại tô nhựa có thể đựng được thực phẩm nóng.

 

- Nhẹ, bền tốt, không bị rách hay vỡ.

- Bề mặt sáng bóng đẹp mắt, ít bị bám bẩn từ thức ăn và dễ làm sạch.

- Độ bền lớn, chịu được nhiệt độ rất cao lên tới 925 độ C.

- Có đặc tính chống oxi hoá và chống ăn mòn tốt.

- Inox không dùng được trong lò vi sóng vì dễ gây cháy nổ.

- Dễ nhiễm tạp chất trong thành phần, dễ bị oxi hóa khi tiếp xúc với các thực phẩm chứa acid như đồ chua, giấm.

- Nặng, có độ cứng cao, sức chịu nhiệt tốt lên tới 400 độ C

- Bề mặt trơn bóng, khó bị trầy xước.

- Rất dễ làm sạch, không bị bám cặn thức ăn, không ám mùi.

- Thủy tinh dễ vỡ khi làm rơi hay có lực va đập,  hoặc khi có sự chuyển biến đột ngột khi đựng thực phẩm từ lạnh sang nóng và ngược lại.

 

 

 

 

Mức độ an toàn

 

- Thành phần chính là giấy kraft hoặc giấy PO trắng nên an toàn, không phản ứng với thực phẩm đựng bên trong.

- Tô sứ an toàn, không gây phản ứng hóa học với thực phẩm.

- Tuy nhiên, nếu chọn phải loại sành sứ kém chất lượng, có thể bị nhiễm chì, thôi nhiễm sang đồ ăn và khiến cơ thể bị ngộ độc.

- Các loại tô nhựa PP hay PET đều an toàn khi đựng thực phẩm.

- Nhưng với tô nhựa kém chất lượng có thể chứa độc tố BPA – tác nhân phá hủy nội tiết, gây ung thư, các dị tật bẩm sinh...

- Chất liệu inox hầu như không chịu tác động của môi trường và hoá học, do đó chúng an toàn khi sử dụng để đựng thực phẩm.

- Thủy tinh là chất liệu không độc hại, an toàn nhất trong tất cả các chất liệu làm tô thực phẩm.

 

 

Giá thành

Khá rẻ, chỉ từ 1 – 2 ngàn đồng/ sản phẩm.

Khá cao hơn so với nhựa và giấy

Giá rẻ, chỉ từ vài trăm đồng/ sản phẩm.

Giá cao so với nhựa hay giấy.

Giá thành cao so với các chất liệu khác

 

Thời gian sử dụng

 

 

Thường chỉ dùng 1 lần rồi bỏ

Có thể tái sử dụng nhiều lần

Thường là loại dùng 1 lần rồi bỏ

Có thể tái sử dụng nhiều lần

Có thể tái sử dụng nhiều lần

 

 

 

Công dụng chính

 

Làm tô đựng thực phẩm như cơm, phở, bún, cháo… Chủ yếu là loại  dùng 1 lần tại các nhà hàng, quán ăn, quán phở…

 

Làm tô đựng thức ăn sử dụng tại chỗ trong các nhà hàng, quán ăn… hoặc dùng bảo quản, chứa đựng thức ăn tại nhà.

Làm tô đựng phở, cơm, súp, cháo… Thích hợp cho các cơ sở kinh doanh đồ ăn take away, sử dụng tại các lễ hội, sự kiện,...

Làm bát đựng cơm, thích hợp sử dụng tại các quán ăn bình dân hoặc trong gia đình.

Làm tô đựng thức ăn tại các nhà hàng, quán ăn cao cấp hoặc dùng tại các gia đình.

B. Nên chọn tô đựng thực phẩm bằng chất liệu nào tốt?

Câu trả lời là bạn nên chọn sản phẩm theo nhu cầu sử dụng. Tùy vào bạn đựng loại thức ăn gì, môi trường nào, sử dụng tại đâu (nhà, quán, picnic…) mà bạn nên xem xét để chọn chất liệu, kích thước tô đựng phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý để bạn chọn tô phù hợp từng mục đích như:

1. Chọn tô đựng thực phẩm cho quán ăn take away

Với các quán phở, nhà hàng, quán cơm bán mang đi hoặc cần ship tận nơi cho khách thì các bạn nên tìm mua những chiếc tô đựng chỉ sử dụng 1 lần. Nó vừa tiện lợi, giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.

chọn tô giấy cho quán ăn take away

Dùng tô giấy đựng thực phẩm khi bán đồ ăn take away

Và dĩ nhiên, chọn chiếc tô giấy đựng thực phẩm, đựng cơm là phù hợp nhất. Tô làm bằng giấy tinh khiết, không chất hóa học, dễ phân hủy nên góp phần bảo vệ môi trường sống. Đặc biệt, tô giấy có thể đựng được mọi loại thực phẩm lỏng hay khô, tô giấy đựng thức ăn nóng hay nguội, cực tiện dụng. Chẳng hạn như hộp đựng phở mang về đang được nhiều cửa hàng yêu thích.  

Xem thêm: 1 số sản phẩm tô giấy mới nhất 2021

2. Chọn tô sử dụng tại gia đình

Đối với nhu cầu dùng đựng thức ăn tại nhà, bạn nên chọn tô sành sứ hoặc tô inox, tô thủy tinh đều được. Đây là những chất liệu không bị nhiễm chất độc, không lo thôi nhiễm sang thực phẩm kể cả khi đựng thực phẩm nóng.

Tuy nhiên, các loại tô sành hay thủy tinh đều có một hạn chế nhỏ chính là dễ vỡ. Những mảnh vỡ này khá sắc nhọn và khá nguy hiểm nếu vô tình dẫm phải. Bạn cần lưu ý nhé, nhất là khi gia đình bạn có trẻ nhỏ. Vì thế, bạn có thể thay bằng tô nhựa trong với chất liệu cao cấp, BPA free để sử dụng an toàn hơn. 

3. Chọn tô dùng trong lò vi sóng

Lò vi sóng có thể hâm nóng thức ăn trong 2 – 3 phút mà không cần sử dụng tới bếp. Môi trường nhiệt độ cao nên chiếc tô để đựng thức ăn hâm nóng cần chịu nhiệt, không làm chảy nổ hay giải phóng chất độc. Do đó, bạn nên chọn 2 loại chất liệu tô đựng sau:

  • Thủy tinh: Chịu nhiệt lên đến 400 độ C, vì thế bạn có thể thoải mái cho vào lò vi sóng mà không sợ nứt vỡ hay phát sinh các chất độc hại dù ở công suất cao. Tuy nhiên khi chọn loại tô thủy tinh đựng thực phẩm thì bạn nên sản phẩm dày, cứng.
  • Sành sứ: Tô làm từ chất liệu sành sứ, bạn cũng có thể cho vào lò vi sóng hâm nóng mà không lo hư hại hoặc thôi nhiễm chất độc. Tuy nhiên, bạn không nên chọn loại có hoa văn bên trong để hạn chế gây phản ứng tới thức ăn ở môi trường nhiệt độ cao nhé!

tô thuỷ tinh dùng trong lò vi sóng

Chọn tô làm bằng thủy tinh khi dùng trong lò vi sóng

Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp các loại vật dụng cho vào lò vi sóng được

C. Những lưu ý cần biết khi chọn tô đựng thực phẩm

Chọn tô đựng thức ăn đúng ý trong vô vàn mẫu mã, chất liệu trên thị trường không hề khó nếu bạn biết rõ đặc điểm của từng loại tô. Nhưng hãy nhớ, dù bạn chọn tô đựng thực phẩm bằng chất liệu nào thì cũng cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau để bảo vệ sức khỏe nhé:

1. An toàn là tiêu chí hàng đầu

Công dụng chính của chiếc tô là chứa đựng và bảo quản thực phẩm trước khi tới tay người tiêu dùng. Vậy nên, nó tiếp xúc với thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu chất liệu làm tô có chứa chất độc hại, chúng sẽ ngấm sang thức ăn và xâm nhập vào cơ thể con người gây ra các bệnh nguy hiểm. Do đó, tô thực phẩm phải là loại an toàn, không chất độc hại, chịu nhiệt tốt,v.v.

2. Sử dụng tô đựng thực phẩm đúng cách, an toàn

Khi mua tô đựng thực phẩm hay bất kì sản phẩm nào, bạn phải sử dụng chúng đúng cách, đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cũng như giữ được độ bền cho sản phẩm lâu hơn.

Với mỗi chất liệu nhựa, inox, giấy hay thủy tinh sẽ có những đặc tính khác nhau về khả năng chịu nhiệt, độ cứng, độ bền,v.v.  Nếu bạn không dùng đúng, có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm, cụ thể hãy nhớ:

  • Không dùng tô nhựa đựng thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ hoặc trong lò vi sóng.
  • Không dùng tô bằng inox và nhựa để đựng các loại đồ chua, đồ lên men, giấm…
  • Không “xài” lại các loại tô dùng 1 lần để đựng thức ăn vào lần tiếp theo.

3. Chỉ mua sản phẩm chất lượng

Nguyên tắc cuối khi chọn mua tô đựng thực phẩm là ưu tiên cho những sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều quan trọng vì nó minh chứng cho việc sản phẩm bạn dùng có được đăng ký và kiểm tra chất lượng hay không.

Bởi vì trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm tô nhựa, tô giấy, tô nhựa giữ nhiệt… không rõ nguồn gốc. Những chiếc tô này có thể được thêm nhiều chất phụ gia độc hại. Nếu sử dụng chúng đựng thực phẩm, về lâu dài có thể dẫn tới nhiều hệ lụy tới sức khỏe như bệnh ung thư, rối loạn nội tiết, vô sinh…

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm tô đựng thực phẩm của thương hiệu uy tín, có các chứng nhận HACCP hoặc ISO 9001 Tuyệt đối đừng vì ham rẻ mà sử dụng các sản phẩm không rõ nhãn mác, nguồn gốc nhé.

Qua thông tin chia sẻ trên hi vọng bạn đã biết cách chọn chất liệu tô đựng thực phẩm bằng chất liệu nào rồi. Từ đó, có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Đồng thời biết cách chọn những sản phẩm an toàn để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
Zalo
Hotline