Tiêu chuẩn ISO 216 là gì? Cách tính kích thước giấy trong in ấn

Tiêu chuẩn ISO 216 là gì? Cách tính kích thước giấy trong in ấn

Đăng bởi Bình Minh vào lúc 11/09/2020

Hiện nay, các cơ sở in ấn đều sử dụng các loại giấy in có kích thước theo tiêu chuẩn ISO 216. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng kích thước chuẩn này là bao nhiêu? Tại sao cần sản xuất giấy theo tiêu chuẩn ISO này? Cùng khám phá tất tần tật mọi điều ngay dưới đây!

>> Nguồn gốc lich sử hình thành giấy

1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 216

Các loại giấy dùng trong in ấn rất đa dạng và khiến người tiêu dùng hoang mang trong việc lựa chọn kích thước phù hợp với nhu cầu. Do vậy, Tổ chức quốc tế ISO đã thống nhất theo một kích thước chuẩn. Đọc để hiểu rõ hơn nhé!

Về tổ chức ISO

ISO là tên viết tắt của International Organization for Standardization, là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, là tổ chức độc lập, phi chính phủ. Hiện nay có trên 150 quốc gia là thành viên, bao gồm cả Việt Nam.

Đây là tổ chức được thành lập với nhiệm vụ xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Các tiêu chuẩn này giúp các tổ chức phát triển bền vững; các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm với chất lượng đồng đều.

Tính tới thời điểm này, ISO đã ban hành khoảng 22.000 tiêu chuẩn. Bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất tới an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Một trong số đó là ISO 216 về khổ giấy trong lĩnh vực in ấn.

Tiêu chuẩn ISO 216 là gì?

ISO 216 là bộ quy định về khổ giấy, phân loại về các định dạng giấy khác nhau dựa trên các kích thước của bảng để tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế. Chúng được xây dựng trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức.

Việc đưa ra sự thống nhất về kích thước chuẩn của khổ giấy cho phép tất cả các quốc gia có thể có sự đồng nhất trong các sản phẩm in ấn trên giấy. Khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO 216 là phải đáp ứng các quy định sau:

  • Kích thước giấy luôn viết chiều ngắn hơn trước.
  • Tất cả các khổ A, B và C được sản xuất phải có hình chữ nhật. Tỉ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2 (~ 1,414).
  • Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh được xác định là 841 x 1189mm
  • Các khổ trong cùng dãy được sắp xếp theo thứ tự lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước.
  • Các khổ giấy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ A.
  • Các khổ giấy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ A và B tương ứng.

tieu chuan iso kho giay in an

khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO

Bạn có thắc mắc lí do tại sao ISO lại đưa ra sự thống nhất về kích thước giấy trong in ấn này không? Cùng tìm lời giải ngay dưới đây nhé!

2. Tại sao cần có tiêu chuẩn về khổ giấy?

Để in ấn ra giấy, các xưởng sản xuất cần sử dụng tới rất nhiều thiết bị in, máy photocopy. Mỗi một loại máy sẽ được trang bị, thiết lập cơ chế in ấn theo quy chuẩn riêng để tạo sự đồng bộ cao nhất.

Cụ thể như, để sản xuất ra tập khổ giấy A0 đều nhau, đồng bộ giữa tất cả các xưởng in. Muốn vậy thì kích thước khổ giấy phải được quy định theo một tiêu chuẩn sẵn để hỗ trợ quá trình in ấn cho từng loại thiết bị khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, họ có thể chọn lựa cho mình khổ giấy phù hợp để sử dụng theo nhu cầu riêng. Ví dụ muốn in ấn văn bản, người ta dùng mẫu giấy A4 cho loại máy in tương ứng. Nếu in sách kiểu cũ, khổ giấy A5 là thích hợp nhất.

Đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì việc nắm rõ các kích thước khổ giấy là rất quan trọng. Bởi lẽ nhờ đó bạn mới ứng dụng đúng vào việc in ấn bằng máy in hoặc máy photocopy chuyên dụng.

Nói tóm lại, việc sử dụng khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO là một việc làm bắt buộc. Bởi mỗi một loại máy in khác nhau sẽ cần đến một khổ giấy tương ứng.

Hiện nay, nhờ sự đa dạng của các loại máy in và khổ giấy. Các cơ sở in ấn có thể đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng một cách tốt nhất.

  • Để hiểu rõ hơn về kích thước của từng khổ giấy trong chuẩn ISO, tham khảo ngay dưới đây nhé!

3. Kích thước giấy thông dụng theo tiêu chuẩn ISO 216

Bộ tiêu chuẩn ISO về khổ giấy này chia làm 3 loại cơ bản là khổ A, B và C. Mỗi khổ giấy sẽ có các kích thước tiêu chuẩn được tính toán, ứng dụng vào các mục đích khác nhau. Cụ thể như sau:

Khổ giấy A (A0 – A17)

Hẳn bạn đã từng thấy các khổ giấy loại A0, A1, A2, A3, A4,… tại các tiệm photo copy. Đây cũng là kích thước giấy thông dụng nhất tại Việt Nam. Được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực in ấn văn phòng.

Theo đó, kích thước lớn nhất chính là A0, có diện tích là 1 mét vuông. Các kích thước tiếp theo A0 sẽ nhỏ dần. Và kích thước khổ giấy sau sẽ bằng ½ kích thước khổ giấy trước. Ví dụ như kích thước A1 sẽ bằng ½ kích thước A0, A2 sẽ bằng ½ A1,v.v.

kich thuoc kho giay A

Kích thước của khổ giấy A theo tiêu chuẩn ISO 216 có các đặc điểm như sau:

  • Kích thước A0 có diện tích 1 mét vuông.
  • Mỗi kích thước tiếp theo A(n) được là A(n-1); cắt song song với các cạnh ngắn hơn của nó.
  • Chiều dài và chiều rộng được làm tròn đến milimet gần nhất.

Khổ giấy B (B0 – B12)

Theo tiêu chuẩn ISO 621, kích cỡ khổ giấy B được tính toán theo công thức lấy trung bình nhân các khổ giấy liên tiếp nhau của khổ giấy A.

Một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung là: Kích thước B1 sẽ bằng trung bình của A0 và A1, xấp xỉ là 0,707 mét vuông. Kết quả là B0 có chiều rộng 1m, các khổ giấy khác trong dãy B là 1/2, 1/4 hoặc các đoạn chia khác của 1m.

kich thuoc kho giay b

Các kích thước khổ giấy B thường được được sử dụng rộng rãi bởi các máy in chuyên nghiệp để tạo tạp chí, bản đồ, in poster, áp phích quảng cáo, các loại bì thư và hộ chiếu…

Khổ giấy C (C0 – C10)

Khổ giấy C rất ít được dùng tại Việt Nam. Nhưng chúng lại phổ biến tại các nước khác trên thế giới. Kích thước C được quy định duy nhất cho kích thước bì thư.

Theo quy định ISO 216, kích thước khổ C được tính toán bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng.

kich thuoc kho giay c

Ví dụ như C3 có diện tích là trung bình diện tích của khổ A3, B3. Tức là C3 sẽ lớn hơn so với A3 và nhỏ hơn so với B3. Cụ thể hơn là nếu in văn bản trên khô A3 sẽ vừa vặn khi bỏ vào bao thư khổ C3. Còn tài liệu in trên khổ C3 sẽ bỏ vừa vặn bao thư cỡ B3.

Nói tóm lại các sản phẩm in ấn trên giấy đều bắt buộc sử dụng các loại kích thước theo tiêu chuẩn ISO 216. Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về quy ước này. Nên nhớ, mỗi khổ giấy sẽ có mục đích sử dụng khác nhau. Bạn hãy tính toán, cân nhắc thật kĩ để sử dụng thật đúng nhé! Chúc các bạn thành công!

Bên cạnh tiêu chuẩn ISO 216, thì chất lượng ISO 9001 cũng rất đối thân thuộc nhưng ít ai hiểu rõ.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bao bì Xanh
Bao bì XANH
Giao nhanh - Giá tốt
Zalo
Hotline